Châu Âu tuyên chiến xe điện với Trung Quốc, các hãng xe 'rén ngang' vì sợ bị 'trả đũa'

Mức thuế nhập khẩu xấp xỉ 40% áp lên xe Trung Quốc bởi Liên minh châu Âu EU khiến chính các hãng xe châu Âu cũng phải lên tiếng phản đối.
Châu Âu tuyên chiến xe điện với Trung Quốc, các hãng xe 'rén ngang' vì sợ bị 'trả đũa'- Ảnh 1.

Vào giữa tháng 6 này, Liên minh châu Âu EU đã công bố mức thuế nhập khẩu lên tới 38,1% cho xe điện sản xuất tại Trung Quốc.

Theo phía EU công bố, cuộc điều tra được họ thực hiện cho thấy chính phủ Trung Quốc đã hỗ trợ cạnh tranh không lành mạnh cho các hãng xe Trung Quốc. Nhờ vậy, các thương hiệu này có thể hạ sâu giá bán để cạnh tranh với các dòng xe điện quốc tế.

Mức thuế nhập khẩu tối đa 38,1% sẽ áp dụng cho các thương hiệu Trung Quốc không hợp tác tích cực với cuộc điều tra. Ở chiều ngược lại, các hãng xe khác sẽ chỉ chịu thuế 17,4% - con số không quá cao so với mức thuế nhập khẩu vốn đã là 10% thông thường.

Châu Âu tuyên chiến xe điện với Trung Quốc, các hãng xe 'rén ngang' vì sợ bị 'trả đũa'- Ảnh 2.

Cả Bắc Mỹ và châu Âu đều đang muốn ngăn chặn xe điện Trung Quốc thâm nhập vào thị trường của mình. Ảnh: InsideEVs

Theo báo cáo chi tiết của EU, các chính sách trợ giá của chính phủ Trung Quốc không phục vụ mục đích tăng cường sản lượng đơn thuần cho các hãng xe nhà mà cố tình nhắm tới các mẫu xe tham chiến tại châu Âu. Nhờ vậy, các hãng có thể hạ giá bán những mẫu xe này khi xuất sang châu Âu.

Ngoài ra, họ đang trao đổi với chính quyền Trung Quốc để thảo luận về kết quả điều tra cũng như tìm ra các giải pháp thay thế khác cho vấn đề cạnh tranh không công bằng. Nếu 2 phía không đạt được tiếng nói chung, mức thuế nhập khẩu tối đa gần 40% sẽ bắt đầu được áp dụng tại các nước thuộc Liên minh châu Âu từ ngày 7/4.

Châu Âu tuyên chiến xe điện với Trung Quốc, các hãng xe 'rén ngang' vì sợ bị 'trả đũa'- Ảnh 3.

BYD là cái tên duy nhất có thể nói là ít quan tâm với thuế nhập khẩu mới khi họ chỉ phản nhận mức 17,4% - cao hơn không đáng kể so với mức 10% thường thấy. Ảnh: BYD

Mức thuế 38,1% được áp cho xe SAIC (hiện sở hữu MG/Maxus). Một mức thuế trung bình là 21% được áp cho Chery, GWM, Nio, Xpeng và... BMW - một hãng xe có sản xuất xe điện tại Trung Quốc và nhập ngược về châu Âu. Mức 20% được áp cho Geely - tập đoàn mẹ của Volvo, Polestar, Lotus và Zeekr.

Cuối cùng, mức thuế 17,4% bất ngờ dành cho BYD - thương hiệu xe điện hóa lớn nhất thế giới hiện thời.

Ngay sau khi EU công bố kết quả điều tra, phía Trung Quốc đã lên tiếng phủ nhận cáo buộc đồng thời khẳng định đây là "một trường hợp điển hình của chủ nghĩa bảo hộ". Họ cũng khẳng định sẽ làm mọi cách để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Châu Âu tuyên chiến xe điện với Trung Quốc, các hãng xe 'rén ngang' vì sợ bị 'trả đũa'- Ảnh 4.

Chính các hãng xe châu Âu cũng phản đối chính sách của Liên minh châu Âu EU vì họ lo ngại các động thái trả đũa của Trung Quốc sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều tới tình hình kinh doanh tương lai, đặc biệt là khi chuỗi cung ứng xe điện còn xoay quanh Trung Quốc. Ảnh: Volkswagen

Rào cản thuế quan tại châu Âu sẽ ảnh hưởng đáng kể tới lượng xe xuất khẩu từ Trung Quốc. Trong năm 2023, Trung Quốc đã vượt Nhật để trở thành quốc gia xuất khâu xe nhiều nhất nhờ mức tăng trưởng trên 50%.

Trên thực tế, chính các thương hiệu châu Âu cũng lên tiếng phản đối thuế nhập khẩu mới áp lên xe Trung Quốc. Theo Volkswagen, "ảnh hưởng tiêu cực" của hành động trên có thể còn lớn hơn những lợi ích mà mức thuế mới đem lại cho hãng.

CEO Mercedes-Benz Ola Kallenius cũng không đồng tình khi tin rằng "việc dỡ bỏ các hạn chế đồng thời mở rộng thương mại công bằng và tự do" là yếu tố dẫn tới tăng trưởng kinh tế thay vì ngược lại. Đồng nghiệp của ông tại BMW là Oliver Zipse cũng có quan điểm tương tự khi khẳng định hãng nói riêng và nền công nghiệp ô tô châu Âu nói chung không cần bảo hộ.