Thời gian giãn cách xã hội phòng chống dịch COVID -19 kéo dài trong nhiều ngày qua, khiến xe máy, xe tay ga thường gặp bất tiện với chiếc xe của mình, do một số bộ phận trên xe phát sinh hư hỏng sau chuỗi ngày dài không được vận hành. Dưới đây là một số bước chăm sóc xe máy để lâu không sử dụng sau những ngày giãn cách xã hội:
Bảo dưỡng ắc-quy
Ắc-quy không đòi hỏi bảo dưỡng thường xuyên ,tuy nhiên dau thời gian giãn cách xã hội việc kiểm tra là cần thiết. Nếu thiếu cần bổ sung nước cất hoặc đã khử ion. Các điện cực cũng cần được giữ sạch tới mức hoàn hảo để tránh bị mô-ve: làm sạch muôi, lớp trầm tích hoặc lớp oxi hóa bên ngoài. Nên kiểm tra ắc-quy bằng cả vôn kế và dụng cụ do tỷ trọng.
Bất cứ lúc nào máy đề yếu hoặc vài tuần không chạy xe thì đó là lúc bạn cần nạp cho ắc-quy thay vì để nó tiếp tục phóng điện.
Khởi động lại xe
Với những xe máy số để lâu ngày không dùng đến, có thể khiến chất lượng xăng giảm do bị bay hơi hay cặn xăng lắng đọng trong bộ chế hòa khí. Để khắc phục hiện tượng này, với xe số phổ thông sử dụng bộ chế hòa khí cũ, không có hệ thống phun xăng điện tử, nhiều người thường áp dụng cách “tháo, xả” để loại bỏ xăng thừa, bị cặn ra khỏi bình xăng con.
Bên cạnh đó, lượng xăng, không khí trong buồng đốt bị thiếu hụt cũng khiến xe không nổ. Trường hợp này, nên áp dụng các bước sau: tắt chìa khóa, kéo le gió, đạp cần đạp đề khởi động từ 3 - 5 lần kết hợp vặn vặn tay ga ở 1/4 vòng ga. Việc làm này sẽ giúp bổ sung hỗn hợp xăng, không khí trong buồng đốt. Sau đó, bật chìa khóa và đạp cần đạp hoặc nhấn nút đề khởi động. Khi xe đã nổ máy trở lại, bạn nên trả le gió về vị trí cũ.
Với mẫu xe máy, xe tay ga có hệ thống phun xăng điện tử. Vào mỗi buổi sáng hay sau những ngày không sử dụng đến xe. Khi khởi động lại, nên bật chìa khóa cho đèn check engine bật sáng, lúc này bạn nên để từ 3 - 5 giật cho hệ thống bơm xăng điện tử sẽ hoạt động nạp nhiên liệu vào vòi bơm. Đến khi check engine tắt, bạn tắt công tắc chìa khóa. Cứ lặp đi lặp lại việc tắt bật chìa khóa từ 3 - 5 lần sẽ giúp bổ sung hỗn hợp xăng, không khi trong buồng đốt. Sau đó bật chìa khóa và nhấn nút khởi động.
Kiểm tra lốp xe
Sau khi khởi động xe, nên dựng chân chống đứng để xe nổ máy khoảng 5 - 10 phút để động cơ, dầu nhớt được làm nóng. Đồng thời, nên kiểm tra tình trạng lốp xe. Xe máy để lâu ngày có thể áp suất lốp xe giảm, dẫn đến tình trạng thiếu hơi, thậm chí cao su lốp còn bị nứt nẻ, biến dạng. Khi gặp tình trạng này, chủ xe nên bơm lại lốp xe đảm bảo áp suất, nếu phát hiện cao su lốp biến dạng, nứt nẻ nên lên phương án thay thế.
Vệ sinh hệ thống truyền động
Với xe máy số phổ thông, xe côn tay thể thao... dùng hệ thống truyền động nhông, sên (xích) dĩa, nếu để lâu ngày không sử dụng có thể khiến dầu bôi trơn bị khô, có thể tạo nên những tiếng kêu khi xe vận hành. Vì vậy, nên xịt thêm dầu bôi trơn, chống gỉ cho hệ thống nhông, sên dĩa của xe.
Trong khi đó với xe tay ga, đa số đều dùng hệ thống truyền động bằng dây đai. Người dùng nên tháo nắp che hệ thống truyền động (bộ nồi) để kiểm tra tình trạng dây cu-roa truyền đồng và vệ sinh, lau chùi các chi tiết của hệ dẫn động trên xe.
Rửa xe, thay nhớt, đổ xăng
Xe để lâu ngày thường bị bám bụi làm ảnh hưởng đến hiệu quả tản nhiệt của một số bộ phận trên xe. Đặc biệt, khi bùn đất bám quá nhiều bên ngoài lóc máy sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tản nhiệt động cơ, dẫn đến tình trạng nóng máy, quá nhiệt và nhiều hệ quả đi kèm. Vì vậy, nên rửa sạch xe để loại bỏ bụi bẩn, bùn đất bám trên xe.
Bên cạnh đó, nên kiểm tra tình trạng dầu nhớt động cơ. Thông thường, đối với một số mẫu xe máy, xe tay ga, nhà sản xuất khuyến cáo nên thay nhớt máy sau khoảng 2.000 km. Tuy nhiên, sau một thời gian không sử dụng dầu nhớt động cơ có thể bị hao hụt hoặc một số hợp chất có hại trong dầu động cơ cũ có thể làm hại đến động cơ. Vì vậy, nên kiểm tra và thay nhớt cho xe. Bên cạnh đó, cũng nên kiểm tra nước làm mát, và đổ thêm nhiên liệu cho xe.