Mới đây, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 84/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Trong đó, đáng chú ý có việc giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết năm 2020.
Đại diện Vụ Chính sách thuế cho biết, hiện cơ quan này đang viết dự thảo lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan, trước khi trình Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ Nghị định quy định việc giảm phí trước bạ cho các loại ô tô sản xuất và lắp ráp trong nước. Dự kiến quy định này sẽ đi vào thực tiễn trong hai tháng nữa.
Theo quy định tại Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật (Luật số 80/2015/QH13): Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước trung ương. Với quy định này, khách hàng mua ô tô sản xuất, lắp ráp trong muốn được hưởng chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ nhưng phải tiếp tục chờ đợi.
Trước đó, các đại lý đã tung ra nhiều chính sách ưu đãi nhằm cảm thiện doanh số sau thời gian “đóng băng” do dịch Covid-19. Tuy nhiên, sau khi có thông tin giảm 50% phí trước bạ, các đại lý bắt đầu cắt giảm ưu đãi với ly do trước đó các đại lý đã bù l do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Chính điều này khiến cho khách hàng tỏ ra khá bức xúc và cũng có nhiêu khách hàng dự định mua ô tô để được hưởng lợi “kép”, đơi khi có hướng dẫ cụ thể mới đi đăng ký xe. Tuy nhiên, nhiều người cũng đặt câu hỏi nếu quá hạn đăng ký có vi phạm không? Thời gian tính quá hạn là bao lâu? Nếu có thi mức phạt sẽ như thế nào? Đây cũng là thắc mắc của rất nhiều khách hàng đang có dự tính mua ô tô.
Theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 10 Nghị định 140/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Điểm c Khoản 4 Điều 1 Nghị định 20/2019/NĐ-CP về lệ phí trước bạ: “Người nộp lệ phí trước bạ thực hiện nộp tiền lệ phí trước bạ vào ngân sách nhà nước tại các cơ quan, tổ chức thu lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật về quản lý thuế trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký thông báo nộp lệ phí trước bạ của Cơ quan Thuế”.
Nếu quá 30 ngày vẫn chưa đăng ký, chủ xe phải chịu nộp phạt. Mức phạt không đăng ký xe sang tên khi mua bán là 2-4 triệu đồng đối với cá nhân, 6-8 triệu đồng đối với tổ chức (công ty, cơ quan) là chủ phương tiện, theo Nghị định 100/2019 về xử phạt vi phạm giao thông đường bộ, đường sắt.
Cụ thể, theo Điều 106 Luật Quản lý thuế 2006 và Luật về thuế sửa đổi 2016 quy định: “Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế thì phải nộp đủ tiền thuế và tiền chậm nộp theo mức bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp”.
Ví dụ một mẫu xe giá 1 tỷ, lệ phí trước bạ tại Hà Nội là 120 triệu đồng thì sau 30 ngày kể từ ngày ra thông báo thuế, giả sử chủ xe nộp tại ngày 45 (quá hạn 15 ngày) thì mức phạt sẽ là (120 triệux0,03%/)x15 ngày = 540.000 đồng.
Ngoài ra, việc lái xe ra đường mà chưa có biển, tài xế sẽ chịu phạt cùng lúc bốn lỗi: xe không có giấy đăng ký (200-400 nghìn đồng), đăng kiểm (200-400 nghìn đồng), biển số (2-3 triệu đồng) và bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc (100-200 nghìn đồng).
Với các quy định này, người tiêu dùng có thể cân nhắc việc mua xe trước đợi phí trước bạ chính thức giảm. Tuy nhiên, dù là mua trước hay mua sau, trong khi đợi văn bản chính thức được ban hành, hiện vẫn chưa có thông tin rõ ràng về loại xe lắp ráp trong nước được hưởng ưu đãi này; đó là xe du lịch hay là xe thương mại (xe tải, xe khách…), hoặc thời gian mua xe nào sẽ được hưởng ưu đãi (trước hay sau đợt cách ly xã hội vào ngày 1/4/2020). Tất cả phải chờ các văn bản hướng dẫn thực hiện.