Trước đó, Dự thảo Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Đề xuất "Giảm 50% lệ phí trước bạ cho xe sản xuất trong nước đến hết 2020" được Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), Bộ Công thương và Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị lên Chính phủ trong tháng 4.
Hôm nay (5/05), Chính phủ sẽ có quyết định chính thức có hay không việc giảm phí trước bạ và thuế tiêu thụ đặc biệt với xe trong nước. Như vậy, người tiêu dùng sẽ cần chờ hết ngày hôm nay để biết khi nào có thể xuống tiền mua xe ô tô miễn phí trước bạ 50% (từ mức 10-12% xuống còn 5-6%).
Tuy nhiên, theo các chuyên gia dự đoán đề xuất đề xuất này khó lòng được Bộ Tài chính ủng hộ, bởi sẽ vi phạm nguyên tắc WTO là không phân biệt đối xử với hàng sản xuất trong nước và nhập khẩu, bên cạnh đó còn ảnh hưởng tới thu ngân sách nhà nước.
Nếu, không được giúp sức từ cơ quan chức năng, các hãng sẽ phải tự mình tạo thêm nhiều ưu đãi lớn cho khách hàng, nếu muốn kích thích mua xe trong nửa năm còn lại. Bằng cách giảm giá bán, hay ưu đãi phí trước bạ và tặng phụ kiện đi kèm
Cuối tháng 4, một số hãng như Mazda, Hyundai, Toyota... đã bắt đầu có những động thái giảm giá lên tới 150 triệu đồng nhằm kích cầu tiêu dùng. Đồng thời, “xả hàng” với những mẫu sản xuất năm trước... Với những đợt giảm giá khá cao, khiến khách hàng không vội xuất tiền mua xe.
Theo báo cáo của VAMA, tác động tiêu cực của dịch Covid-19 khiến doanh số toàn ngành sụt giảm. Quý I/2020, số xe bán ra của VAMA đạt 50.009 xe, giảm 33% so với cùng kỳ 2019, là mức thấp nhất trong 5 năm qua.
Không chỉ xe phổ thông, xe sang cũng chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh. Doanh số bán hàng quý 1/2020 của một số đại lý giảm tới 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Lexus Việt Nam trong quý 1 chỉ bán được 258 xe, trong khi quý 1 năm ngoái bán được 467 xe. Bên cạnh đó, sang tháng 2-3 vừa qua chỉ bán được 4-8 xe/tháng, trong khi trước kia có thể bán nhiều gấp đôi.
Hiện tại, một số hãng như Mercedes, Volvo và một số hãng khác đều cho biết sẽ có những điều chỉnh giá bán hợp lý để hỗ trợ khách. Theo các hãng, xe sang còn chịu ảnh hưởng rõ rệt hơn bởi giá bán cao, chỉ một tác động nhỏ của kinh tế cũng khiến khách hàng cân nhắc.
Trong khi đó, lượng tồn kho trong quý I/2020 tăng 122,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Vì vậy, buộc các hãng phải giảm giá đẩy hàng tồn, đồng thời điều chỉnh kế hoạch bán hàng.
Trong khi xe lắp ráp dư thừa thì xe nhập khẩu cũng không phải ngoại lệ, dịch Covid-19 đã có những tín hiệu tích cực. Hiện tại, nhà máy trên thế giới đã hoạt động trở lại, xe ở Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản lại đang "tồn kho" khá nhiều. Lượng xe này được đẩy đi khắp các thị trường, trong đó có Việt Nam.
Bên cạnh đó, tâm lý khách hàng cũng là một áp lực khác khiến hãng phải giảm giá. Thị trường 2020 chứng kiến những giai đoạn liên tiếp nhau ảnh hưởng tâm lý của khách.