Kinh nghiệm định giá xe ô tô cũ và kiểm tra tình trạng xe

Ngoài nhờ hỗ trợ của những người sử dụng xe lâu năm, thì việc trang bị những kiến thức mua xe sẽ giúp khách hàng tìm được một mẫu xe cũ phù hợp
Xe ô tô cũ
Xe ô tô cũ

Khi tìm mua một chiếc xe ô tô cũ, các bạn đừng vội quan tâm đến những chi tiết như độ sáng bóng của ngoại thất hay độ đẹp của nội thất. Điều đầu tiên mà những người mua xe nên quan tâm chính là kiểm tra độ chắc chắn và nguyên vẹn của hệ thống khung gầm.

Hệ thống khung gầm là một yếu tố quan trọng quyết định đến độ an toàn cũng như độ ổn định của chiếc xe khi vận hành trên đường. Sẽ thật không yên tâm nếu bạn mua phải một chiếc xe cũ đã bị tai nạn và được phục chế lại bởi bàn tay phù thuỷ của những người thợ cơ khí.

Với những lưu ý sau đây của một chuyên gia mua bán xe cũ 10 năm kinh nghiệm thì các bạn có thể dễ dàng kiểm tra xem chiếc xe mà mình định mua đã từng bị va chạm gì ảnh hưởng tới hệ thống khung gầm của xe hay chưa.

1, Kiểm tra các đường cong mềm trên thân xe:

Trên phần thân vỏ của mỗi chiếc xe luôn có những đường cong mềm mại chạy suốt bên trong như ở phần gờ cửa, gờ ca-pô, gờ cốp sau. Đây là những vùng nếu bị va chạm mạnh sẽ bị biến dạng và dù thợ cơ khi có giỏi đến mấy cũng rất khó để khôi phục lại nguyên trạng với những đường cong mềm mại tại các điểm này

Trước khi mua xe cũ, các bạn nên quan sát kỹ các đường cong này xem có khác biệt hoặc điểm gì đó bất thường không. Những chiếc xe được gò, tân trang lại thường sẽ không khớp được hết các cạnh khi đóng mở cửa xe. Nếu có điều kiện và thời gian, các bạn có thể so sánh những đường cong tại các điểm gờ cạnh trong xe với những hình ảnh của một chiếc xe nguyên bản.

2, Kiểm tra các điểm đánh dấu của hãng:

Với mỗi chiếc xe trước khi xuất xưởng, luôn được nhà sản xuất đánh dấu các điểm trên thân xe bằng những chấm tròn. Nếu một chiếc xe đã từng bị va chạm dẫn đến móp méo vào khung xe thì những điểm tròn đánh dấy trên thân xe sẽ bị biến dạng. Và thợ cơ khí cũng sẽ rất khó khăn để có thể làm lại những điểm đánh dấu này trên thân xe. Do đó, các bạn có thể kiểm tra những điểm đánh dấu trên suốt khắp thân xe có còn nguyên vẹn không hay có dấu hiệu khác thường không để có thể xác định được rằng chiếc xe cũ mà mình sắp mua đã từng bị va chạm gì nặng nề đến phần khung chưa.

3, Kiểm tra keo dán viền

Nhà sản xuất cũng luông sử dụng một lớp keo trám bên trong lòng thân xe để đảm bảo độ kín của các điểm hàn và cũng là một cách để đánh dấu "độ zin" của chiếc xe. Những chiếc xe đã từng bị va chạm dẫn đến móp méo phần khung sẽ bị vỡ hoặc rách lớp keo này. Chính vì thế, đây cũng là một điểm để nhận biết một chiếc xe có còn nguyên vẹn hay không. Tuy nhiên, lớp keo này hiện nay đã có thể thay thế nên đây cũng chỉ là một điểm so sánh để tham khảo cho các bạn trước khi mua một chiếc xe cũ.

Như vậy, các bạn có thể căn cứ vào ba đặc điểm trên để xác định được chiếc xe cũ mà mình sắp mua có phải là một chiếc xe "mông má" lại hay không. Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể quan sát thêm những chi tiết khác như ốc tại các vị trí thân xe phải còn nguyên, chưa có dấu hiệu xước hay toét do mở rồi hay cả những đường keo quanh bản lề của cửa xe cũng như ở nắp ca-pô.....

Làm thế nào để định giá bán một chiếc xe cũ chính xác

Để mua xe Mazda cũ ưng ý để không bị tiền mất tật mang mời bạn tham khảo ý kiến các chuyên gia của tạp chí Edmunds, Mỹ, vẫn thường tư vấn cho khách hàng.

Chuẩn bị kỹ mọi thông tin

Khi khoanh vùng xong các mẫu xe có giá mà bạn đáp ứng được, hãy tìm kiếm xem giá của chúng khi mới là bao nhiêu. Trên thực tế, theo thống kê của Edmunds, xe đã qua sử dụng rẻ hơn từ 20-30% so với xe mới. Như vậy, một mẫu xe Mazda mới có giá 21.800 USD thì chiếc xe Mazda cũ có giá khoảng 15.300 USD.

Nếu may mắn, bạn có thể mua được những chiếc xe rẻ hơn 15.000 USD rất nhiều nhưng đừng vội mừng. Giá xe cũ được tính trên cơ sở khấu hao nên giá trị thấp hơn xe mới 20-30% sau khoảng 5 năm, nếu nó quá rẻ nghĩa là người chủ đang muốn “bán tống bán tháo” bởi những lý do như sau tai nạn, đại tu hay tần số sử dụng lớn.

Nghiên cứu một cách kỹ càng

Nếu mua xe mới, bạn được nhà sản xuất bảo hành nhưng khi mua xe cũ, tất cả tùy thuộc vào sự cẩn trọng của bạn. Hãy bình tâm xem xét và yêu cầu đại lý cung cấp số VIN (Vehicle Identification Number). Số VIN là một trong những “bảo bối” để bạn nắm tiểu sử của chiếc xe. Tại Mỹ, tất cả các xe đã qua sử dụng phải có bản ghi tiểu sử đi cùng với các thông số như chủ sở hữu, số lần tai nạn, nhãn hiệu, đời xe, đăng kiểm về khí thải, thiết bị an toàn. Để tránh việc “cà” lại số VIN, nhà sản xuất ghi chúng ở nhiều nơi như máy, thân xe, cửa trước, cửa sau, hệ truyền động và trục bánh. Hãy kiểm tra thật kỹ hình dạng của các số VIN này.

Quan sát nội ngoại thất thật kỹ

Đừng ngại bị chê là “khó tính” trong trường hợp này. Trước tiên, bạn hãy quan sát chiều dài chiếc xe và nhớ yêu cầu người bán rửa xe thật sạch. Nếu nhìn dọc thân xe mà không có đường gấp khúc nào thì chiếc xe không bị tai nạn, nếu có thì nó có thể đã bị đâm. Sau đó hãy kiểm tra khoảng cách giữa cánh cửa và thân xe, nếu khoảng cách đồng đều thì xe ở tình trạng tốt. Tiếp theo là màu sơn xe, nếu có hai vùng sơn có độ sáng khác nhau tức là chiếc xe đã bị sơn lại.

Nội thất thường được hóa trang tốt và khó có thể nhận ra hư hỏng từ đây. Cách duy nhất là vận hành thử chúng như loa, dàn CD, đèn ca-bin, đèn cửa, vị trí ghế…Nhưng đôi khi, một vết rách nhỏ ở ghế cũng cho ta biết chiếc xe đã gặp vấn đề bởi hiếm khi chúng bị như thế nếu không có tác động mạnh.

Hãy trở thành người mua hàng thông thái. DNT Oto Chúc các bạn chọn mua được chiếc xe ô tô cũ ưng ý nhất và tốt nhất

Lái thử xe

Sau khi qua các bước trên, bạn nên yêu cầu người bán cho chạy thử. Nên nhớ tự mình làm việc đó bởi những người khác (thậm chí cả bạn thân, đồng nghiệp) đôi khi không đưa ra nhận xét chính xác về tình trạng của chiếc xe.

Ngồi vào xe, hãy xem ghế lái có đủ không gian cho bạn như đầu, chân có dễ chịu hay không. Các thiết bị điều khiển như vô-lăng, chân phanh, chân ga phải đảm bảo hoạt động tốt và dễ sử dụng. Bạn nên nhớ khởi động lúc động cơ hoàn toàn nguội. Nếu động cơ không làm việc nghĩa là nó có những hỏng hóc nặng. Hãy tắt loa để nghe tiếng động cơ một cách chính xác hơn. Khi điều khiển, bạn thoải mái tăng tốc từ 0 km/h, phanh, vào cua, đi qua chỗ xóc, tăng tốc đột ngột...

Bên cạnh đó, bạn cũng nên xem xét động cơ. Đầu tiên là kiểm tra dầu máy. Nếu dầu có nhiều cặn tức chủ nhân của nó không thường xuyên thay dầu hoặc động cơ hoạt động không tốt (Ví dụ như: Khói trắng ở ống pô có thể là dấu hiệu cho thấy dầu xuống buồng đốt ). Lốc máy hoạt động tốt thường có màu vàng còn nếu bị hỏng sẽ có màu đen. Bình nước đóng cặn hay chứa dầu cũng thể hiện chủ nhân của nó không bảo dưỡng một cách kỹ càng. Có khói khi động cơ hoạt động cũng là dấu hiệu không tốt bởi trong trường hợp đó, dầu đã lọt xuống buồng đốt theo xu-páp hoặc do hở piston.

Tham khảo ý kiến cộng đồng

Nhờ người có kinh nghiệm, bạn nên nhờ hội nhóm, những người hiện đang sử dụng dòng xe của bạn để tư vấn hoặc định giá giúp. Đây là kênh thông tin khá chính xác, vì ngoài các thành viên thông thường, trên đây sẽ có cả những thành viên chuyên mua bán, thậm chí chủ nhân tương lai chiếc xe đang rao bán của bạn. Ngoài ra, nếu bạn có những người thân đã sử dụng xe tương tự và từng mua bán để tham khảo thông tin.