Theo đó, dự báo doanh số xe điện trong năm 2024 có thể lên tới 17 triệu xe, nghĩa là mỗi 5 xe bán ra trên thế giới lại có một xe điện.
Tổ chức này kỳ vọng, đến năm 2035 trở đi, sẽ có 50% lượng xe bán ra trên toàn cầu là xe điện. Như vậy, xe điện sẽ có doanh số ngang xe động cơ xăng, dầu. Nhờ thế, sự lệ thuộc vào dầu mỏ có thể giảm đi đáng kể với 6 tới 10 triệu thùng dầu "tiết kiệm" được mỗi ngày - con số ngang bằng số lượng xe toàn nước Mỹ sử dụng hiện tại.
Dựa vào thực tế có thể thấy, doanh số xe điện ở 3 thị trường lớn nhất thế giới hiện tại rất triển vọng. Tại Trung Quốc, doanh số xe điện trong 2024 được kỳ vọng đạt 10 triệu chiếc tương đương 45% tổng lượng xe bán ra. Xếp sau Trung Quốc là Mỹ với doanh số năm 2024 dự kiến tăng 20%, thị phần xe điện cũng sẽ đạt mức 11%. Tại châu Âu, doanh số và thị phần xe điện dự kiến tăng lần lượt 10% và 25%.
Theo IEA dự đoán, xe điện sẽ góp 1/3 tổng lượng xe ở Trung Quốc từ năm 2030, trong khi tỉ lệ tại châu Âu và Mỹ chỉ là 20%.
Để có được sự thành công và tăng trưởng tích cực như vậy là nhờ một phần lớn vào các chính sách hỗ trợ hợp lý của chính phủ tại 3 thị trường trên, giúp các hãng xe ở những quốc gia này có thể yên tâm khi đầu tư dài hạn để sản xuất, phát triển xe điện.
Hiện tại, chi phí sản xuất xe điện đang giảm dần trong bối cảnh công nghệ hoàn thiện hơn và quy mô sản xuất tăng dần. Phần lớn xe điện sản xuất tại Trung Quốc rẻ hơn xe xăng và hiện thực này được IEA kỳ vọng sẽ nhân rộng ra toàn cầu từ 2030.
Ngay cả khi giá xe điện vẫn cao hơn xe xăng, chi phí sở hữu thấp hơn (nhờ các chính sách ưu đãi hay đơn giản là tiền điện thấp hơn mua xăng) sẽ thúc đẩy người dùng chuyển đổi sang xe điện.
Tại nhiều quốc gia, các cơ sở tái chế pin cũng ngày càng được xây dựng nhiều để tận dụng tối đa tài nguyên. Hệ thống trạm sạc trên toàn cầu cũng ngày một phủ sóng. Các bài toán về xe điện như số lượng mẫu mã, sạc công cộng, tái chế hay giá bán đều đang dần được xóa bỏ.
TH (Tuoitrethudo)