Quy định pháp luật về hành vi gây tai nạn giao thông không dừng lại
Thực tế cho thấy trong nhiều vụ va chạm, cách xử lý khi gây tai nạn giao thông vi phạm pháp luật, lợi dụng hiện trường lộn xộn, người gặp nạn mất khả năng kiểm soát hoặc tuyến đường vắng người qua lại, người gây tai nạn đã bỏ trốn nhằm trốn tránh trách nhiệm.
Điều 38 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Người điều khiển xe và người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm: Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi lực lượng chức năng đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu, phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an gần nhất;
Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.
Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm: Bảo vệ hiện trường, giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn, báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc UBND nơi gần nhất; bảo vệ tài sản của người bị nạn; cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Người điều khiển phương tiện khác khi đi qua vị trí xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu.
Chủ xe gây tai nạn có hành vi cố tình xóa dấu vết hiện trường để trốn tránh trách nhiệm và gây cản trở cho quá trình điều tra sẽ bị xử phạt theo mức phạt của người điều khiển xe gây tai nạn bỏ trốn khỏi hiện trường.
Vậy khi gây tai nạn giao thông cần làm gì để hạn chế mức phạt? Người gây tai nạn cần giữ bình tĩnh, kiểm tra bản thân và người đi cùng xem có bị thương không và gọi cứu thương để đảm bảo sức khỏe và tính mạng của hai bên.
Người tham gia giao thông phải tuân thủ đúng các quy định của Luật Giao thông đường bộ như không sử dụng điện thoại khi lái xe, tuân thủ chấp hành tín hiệu đèn giao thông, đi đúng làn đường,... Đồng thời, người lái cần cập nhật những sửa đổi, bổ sung mới nhất về Luật giao thông để hạn chế vi phạm.
Mức phạt đối với người điều khiển xe gây tai nạn giao thông không dừng lại
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP và cập nhật mới nhất tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP (sửa đổi ngày 28/12/2021), quy định về mức xử phạt đối với hành vi điều khiển phương tiện gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.
Vậy gây tai nạn xong bỏ trốn bị phạt bao nhiêu và phạt bổ sung như thế nào? Cụ thể, với hành vi này, người vi phạm có thể bị phạt hành chính từ 16 - 18 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 5 - 7 tháng.
Nghị định 123/2021/NĐ-CP nêu rõ mức phạt đối với người tây tai nạn và bỏ trốn, cụ thể:
Chủ xe gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn khỏi hiện trường có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 72 Điều 1 Bộ luật Hình sự 2017 với khung hình phạt tù từ 3 - 10 năm. Ngoài ra, Điều 585, Điều 590 và Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người điều khiển xe gây tai nạn không dừng lại phải bồi thường thiệt hại về tài sản, sức khỏe và tính mạng cho người bị tai nạn.
Những mức phạt mang tính răn đe đã được thực thi nhằm hạn chế tối đa hành vi gây tai nạn giao thông không dừng lại. Ngoài ra, để tránh những rủi ro, thiệt hại trong quá trình tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện cần tuân thủ đúng Luật Giao thông đường bộ, làm chủ tốc độ lái và tập trung quan sát, xử lý các tình huống bất ngờ.