Trong trường hợp không có xe riêng, học viên nên dồn học vào tháng cuối trước khi sát hạch để có được phản xạ tốt nhất
Dưới đây là một số kinh nghiệm cho học viên thi bằng lái xe ô tô để đạt được kết quả tốt nhất khi đi thi sát hạch.
Thời gian đi học hợp lý
Mỗi một cơ sở đào tạo sẽ cho học viên thực hành tay lái với số buổi học giới hạn, nếu học viên dồn học hết trong tháng đầu tiên thì 2 tháng sau sẽ không có xe để tập, dẫn đến bị quên và phản xạ kém. Trong trường hợp không có xe riêng, học viên nên dồn học vào tháng cuối trước khi sát hạch để có được phản xạ tốt nhất.
Đối với lý thuyết cũng vậy, dù học viên có làm và học rất kỹ thì sau 3 tháng vẫn có thể quên hoặc nhớ nhầm. Hãy học dồn vào tháng cuối, tốt nhất là vào 2 tuần cuối trước khi thi.
Bài thi xuất phát
Khi nhận được tín hiệu xuất phát từ hệ thống chấm điểm trên xe, học viên cần bình tĩnh vào số 1, tập trung cảm nhận chân ga và phối hợp với chân côn nhịp nhàng. Khi xuất phát, học viên nhớ phải bật đèn xi-nhan trái để không bị trừ điểm.
Bài thi dừng xe, nhường đường cho người đi bộ
Bài này khá đơn giản, học viên chỉ việc dừng sao cho 2 bánh trước nằm giữa 2 vạch là được. Thông thường, tại mỗi sân sát hạch sẽ có một vật gì đó để làm mốc cho học viên dừng đúng vị trí.
Bài thi dừng và khởi hành ngang dốc là phần thi khiến nhiều học viên bị trượt
Bài thi dừng và khởi hành ngang dốc
Đây là phần thi khiến nhiều học viên bị trượt. Để đạt điểm tuyệt đối ở bài thi này, học viên cần dừng trước vạch không quá 50cm, sau đó đạp nhanh chân côn, chân phanh và kéo phanh tay để xe dừng hẳn.
Tiếp theo, đạp ga lên tầm 3.000 vòng, nhả côn từ từ cho xuống 1.500 vòng rồi hạ phanh tay để xe leo dốc. Lưu ý, nhả phanh tay từ từ để xe không bị trôi, quá 30 giây mà không qua được dốc là bị loại ngay lập tức.
Bài thi đi qua ngã tư có đèn tín hiệu
Tốt nhất nên chủ động dừng lại trước vạch sơn. Chờ đèn đỏ còn khoảng 3 đến 4 giây thì nhả côn từ từ rồi nhấn thêm chân ga để di chuyển.
Bài thi ghép dọc xe vào nơi đỗ cũng là một trong những bài thi khá khó
Bài thi ghép dọc xe vào điểm đỗ (lùi chuồng)
Đây cũng là bài thi dễ bị trượt nhất. Học viên căn bằng gương trái bên lái, khi gương qua tầm giữa chuồng thì đánh hết vô lăng sang phải cho đến khi gương bên trái nhìn thấy cửa chuồng. Lúc này, hãy lùi thật chậm và nhanh tay trả vô lăng về bên trái.
Bài thi ghép ngang sẽ áp dụng rất nhiều khi đỗ xe trên phố
Bài thi ghép ngang
Khi xe tiến cách mép lề và cửa chuồng khoảng 50cm, học viên hãy đánh hết vô lăng sang phải để thân xe lọt vào chỗ đỗ. Đồng thời, nhanh mắt quan sát thấy đuôi xe vào đến nửa chuồng thì nhanh tay trả lái sang trái. Lưu ý, lùi chậm để có thêm thời gian quan sát, đánh lái hợp lý.
Bài thi đổi số trên đường thẳng rồi tăng tốc
Khi lái xe đến vị trí có biển tăng số thì mới được tăng lên số 3. Tại thời điểm chạy qua biển báo tối thiểu 20km/h, tốc độ xe cần phải trên 20km/h và đang ở số 3. Đến biển báo tốc độ tối đa 20km/h thì phải giảm tốc độ và về số 2.
Dừng khẩn cấp
Khi còi hú hoặc đèn nháy phát tín hiệu, hãy lập tức đạp côn và phanh để xe dừng hẳn, nhanh tay nhấn đèn báo sự cố. Đến khi có tín hiệu đi tiếp thì từ từ nhả côn lăn bánh. Lưu ý, không được nhấn tắt đèn báo sự cố trước khi có tín hiệu đi tiếp để tránh bị trừ điểm.
Khi còi hú hoặc đèn nháy phát tín hiệu, hãy lập tức đạp côn và phanh để xe dừng hẳn, nhanh tay nhấn đèn báo sự cố. Đến khi có tín hiệu đi tiếp thì từ từ nhả côn lăn bánh. Lưu ý, không được nhấn tắt đèn báo sự cố trước khi có tín hiệu đi tiếp để tránh bị trừ điểm.
Về đích
Bắt buộc phải bật xi-nhan phải trước khi về đích để bảo toàn số điểm tuyệt đối. Đến đây, loa thiết bị trên xe sẽ lập tức thông báo kết quả “chúc mừng bạn đã thi đỗ” hoặc “bạn đã thi trượt”.
Phần thi đi đường trường
Bài này khá dễ, hầu như ai cũng vượt qua. Tuy nhiên, học viên cần có thái độ tốt với giáo viên chấm thi và quan sát những người lái trước để rút kinh nghiệm.