Những mẹo off-road giúp bạn chinh phục các địa hình khó

Mỗi một dạng địa hình sẽ có mức độ nguy hiểm khác nhau, vì vậy hãy nắm những kỹ năng off-road dưới đây để giúp lái xe an toàn
Những mẹo off-road giúp bạn chinh phục mọi địa hình

Ngay cả khi ngồi trên những chiếc xe 4x4, nhiều tài xế cũng không tránh khỏi cảm giác lo lắng khi ra khỏi những cung đường nhựa quen thuộc.

Dưới đây là những lời khuyên hữu ích cho chuyến off-road của bạn từ các chuyên gia của Tập đoàn Ford:

1. Kỹ năng leo dốc vách đứng

Dốc là dạng địa hình dễ trôi hoặc tụt xe và có thể gây va đập gầm,mũi và đuôi xe. Tình trạng chung của các lái xe khi leo dốc là thường bị “mù” đường do phần đầu xe hướng lên trên, không quan sát được chướng ngại vật bên dưới cũng như không biết được địa hình phía trước sẽ thế nào.

Chính vì thế khi leo dốc vách đứng, các lái xe cần kiểm tra địa hình bên kia dốc và kiểm tra xem góc tiếp cận dốc có bị va chạm gầm hay không. Nếu dốc có độ nghiêng lớn từ 45 độ trở lê thì đó là giới hạn nguy hiểm, nên tránh. Trong trường hợp dốc có nền sỏi và đất bùn trơn thì cần tính trước hướng lái và điểm cản để đề phòng rủi ro trôi xe.

Sau khi nắm rõ địa hình, các lái xe hãy lựa chọn cấp số thấp để tối ưu lực kéo cho xe và đạp ga tăng đều không ngừng cho đến khi xe vượt qua đỉnh dốc. Các dòng xe đời mới như Ford Ranger hay Ford Everest đều có cảm biến độ nghiêng và hiển thị thông qua màn hình offroad để các lái xe có thể tính toán sao cho phù hợp.

2. Kỹ năng đi vách nghiêng

Vách nghiêng là tình trạng xe lái nghiêng đi ngang khi cần tránh đường hẹp, hố hoặc chướng ngại vật không thể vượt qua. Lái xe ngang trên Vách nghiêng có cảm giác rất sợ vì tầm nhìn góc lái giống như xe sắp lật ngang. Nhưng thực tế xe 4x4 có khả năng đi nghiêng an toàn với góc nghiêng ổn định dưới 35 độ.

Trong tình huống này, lái xe hãy chuyển sang chế độ 4H/4L và tiếp cận vách chéo góc xe nhất có thể, không đưa góc lái lên đỉnh vách, bám lái theo chân vách, ga đều và hạn chế dừng xe trên vách nghiêng. Trong những chiếc xe Ford Everes/Ranger mới đều có màn hình offroad giúp hiển thị góc nghiêng, các lái xe có thể căn cứ vào đó để điều khiển xe sao cho an toàn nhất.

3. Kỹ năng đi qua hố gập ghềnh

Hố gập ghềnh hay còn gọi là hố ngắt quãng hoặc so le trên mặt đường.Đây là địa hình dễ khiến nhiều lái xe lo sợ nhưng thực tế xe có hệ dẫn động 4x4 đi qua hố gập ghềnh không khó. Điều kiện mất ổn định của mặt đường sẽ làm xe nghiêng vặn liên tục giữa các góc lái, lốp và tầm nhìn.

Để vượt qua những đoạn đường này, lái xe hãy chuyển xe về chế độ 2 cầu 4H (phân bổ lực kéo tới 4 bánh) hoặc 4L (phân bổ lực kéo tới 4 bánh đồng thời tăng mô-men xoắn ở tốc độ thấp) sao cho phù hợp, sau đó kích hoạt khoá vi sai để khoá hai bánh xe cùng trục, giúp bánh xe quay đồng tốc, tăng lực kéo và độ bám khi có 1 bánh mất tiếp xúc.

4. Kỹ năng lái xe qua rãnh/ụ ngang

Rãnh sụt hay ụ nổi chắn ngang đường là kiểu hố theo chiều ngang, ụ nổi cứng hoặc ướt có bề rộng lớn hơn đường kính lốp. Độ sâu và cao lớn hơn khoảng sáng gầm xe.

Khi lái qua rãnh/ụ thì các lái xe phải lấy lái theo góc chéo, đảm bảo để không cho cả 2 lốp cùng trục bất kì nằm dưới rãnh hoặc cùng trên đỉnh Ụ để tránh việc xe bị đội gầm. Trong trường hợp rãnh có độ sâu và bề rộng quá lớn, khiến xe bị nghiêng nguy hiểm hoặc không đủ vị trí cho lốp tìm điểm bám (Chạm cản, đội gầm) hãy tránh hoặc tìm các cách hỗ trợ khác,

Lưu ý, các lái xe phải đi ga chậm, khoá vi sai và cài sang chế độ 2 cầu 4H/4L.

5. Kỹ năng lái xe qua đường trơn trượt, bùn nhão

Những mẹo off-road giúp bạn chinh phục mọi địa hình

Khi lái xe qua những cung đường xấu, các lái xe dễ gặp tình trạng bùn đất ướt nhão hoặc nước ngập lún lốp. Đây là kiểu đường trơn lầy khiến cho xe khi di chuyển sẽ bị mất lực bám của lốp, dễ xoay trượt, xe không thể di chuyển.

Để đi qua đường trơn trượt, các bạn nên chuyển sang chế độ hai cầu nhanh 4H và không dùng số thấp để tránh lực kéo mạnh khiến lốp bị trượt. Hãy giữ chân ga vừa đủ để lốp không bị mất độ bám sau đó từ từ đi qua đoạn đường trơn trượt.

Đối với những mẫu xe đời mới như Ford Everest/Ranger thì các lái xe có thể chọn chế độ lái Mud/Ruts của hệ thống kiểm soát địa hình. Hệ thống sẽ tự đưa ra lực kéo tối ưu giúp truyền lực tới các bánh xe có ma sát kéo mạnh nhất. Nhưng vẫn cho phép một số bánh xe trượt nhẹ để làm sạch bùn đất khỏi lốp xe.

6. Kỹ năng lái xe qua đường đá sỏi trơn trượt

Đây là kiểu địa hình đất cỏ, sỏi, cát vụn, đường trơn ướt.. mặt đường không bằng phẳng, không ổn định độ bám và khó kiểm soát hướng lái.

Đối với dạng đường này, các lái xe hay sử dụng cấp số cao nhất mà vẫn đủ lực khi lái để giảm lực kéo đột ngột, tránh việc xe mất độ bám đường. Hãy lái xe với tốc độ chậm, hạn chế đánh lái đột ngột để Giảm nguy cơ mất lực bám khi phanh dừng, tăng tốc hoặc vào cua, khiến mất kiểm soát hướng lái.

Luôn chừa một khoảng cách đủ rộng giữa xe và các phương tiện khác để giảm thiểu nguy cơ hư hỏng do sỏi văng, giảm rủi ro khi xe trượt va lúc phanh nối đuôi. Tránh những đám bụi dày của địa hình hoặc do xe khác tạo nên vì chúng làm giảm tầm nhìn.

Đối với các dòng xe mới của Ford thì các lái xe có thể dùng chế độ Trơn trượt (Slippery) với hệ dẫn động 4H và bật kiểm soát cân bằng nếu xe có công nghệ kiểm soát địa hình để động cơ và hộp số tự động điều chỉnh làm giảm vòng quay lốp, kiểm soát độ trượt tối đa.

Tận dụng các tính năng hỗ trợ an toàn trên xe

Khi di chuyển qua đường khó với những tình huống điển hình như ở trên, nên tận dụng các trang bị hỗ trợ an toàn nếu có như camera 360 độ, cảm biến vật cản, đồng hồ đo độ dốc,…

Những quan sát được bên ngoài, âm thanh cảnh báo và thông số độ dốc sẽ giúp người lái đưa ra được quyết định chính xác, hiệu quả.