Cảnh sát giao thông được quyền xử phạt vi phạm tại chỗ trong trường hợp nào?

Khi tham gia giao thông trên đường, có nhiều trường hợp cảnh sát giao thông sẽ được quyền xử phạt vi phạm tại chỗ mà không cần biên bản, bạn cần nắm rõ những quy định dưới đây để làm "bùa hộ mệnh" cho mình nhé!

Tuỳ trường hợp mà cảnh sát giao thông có thể xử phạt tại chỗ người vi phạm mà không cần biên bản. Cụ thể, những lỗi có mức phạt dưới 250.000 đồng, CSGT có thể phạt người lái ô tô tại chỗ.

Một số lỗi ô tô sẽ bị phạt trực tiếp không cần biên bản

Theo Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, những lỗi vi phạm giao thông dưới 250.000 đồng đối với cá nhân và 500.000 đồng đối với tổ chức thì có thể tiến hành xử phạt tại chỗ, áp dụng cho cả xe máy và ô tô.

Căn cứ Nghị định 46/2016, những lỗi vi phạm giao thông có mức phạt từ 100.000 – 200.000 đồng (dưới 250.000 đồng) đối với người điều khiển xe ô tô gồm:

- Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường.

- Dừng xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết.

- Không giữ khoảng cách an toàn với xe chạy phía trước để xảy ra va chạm.Không thắt dây an toàn, chở người trên xe không thắt dây an toàn khi xe đang chạy.

- Bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22h giờ đến 5h.

- Không tuân thủ các quy tắc về nhường đường tại nơi đường bộ giao nhau.

- Chuyển hướng không nhường đường cho người đi bộ.

- Đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định.

Cảnh sát giao thông được quyền xử phạt vi phạm tại chỗ trong trường hợp nào? - 1

Quy định về phạt vi phạm hành chính không lập biên bản

Theo Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 những trường hợp phạt vi phạm hành chính không lập biên bản gồm:

Vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.

Cảnh sát giao thông được quyền xử phạt vi phạm tại chỗ trong trường hợp nào? - 2

Trên đó là những thông tin về việc Cảnh sát giao thông có thể phạt trực tiếp người vi phạm mà không cần lập biên bản, hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho quý độc giả.