Trong hơn một thập kỷ, giới chức Trung Quốc hỗ trợ mạnh tay cho ngành xe điện, bằng cả biện pháp tiền tệ và phi tiền tệ.
Theo nghiên cứu công bố hôm 20/6 của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Mỹ, giới chức Trung Quốc đã chi 230,8 tỷ USD để phát triển ngành xe điện nước này giai đoạn 2009-2023.
Số liệu trên tương đương 18,8% doanh thu từ bán xe điện giai đoạn này, Scott Kennedy - người phụ trách thị trường Trung Quốc tại CSIS cho biết. Trong đó, mức hỗ trợ cho 9 năm đầu tiên là 6,74 tỷ USD mỗi năm, khi lĩnh vực này mới bắt đầu được khai phá. Mức chi tăng gấp 3 trong giai đoạn 2018-2020 và tiếp tục tăng mạnh từ sau năm 2021.
Giới chức Trung Quốc có 5 biện pháp hỗ trợ. Đó là giảm giá cho người mua, miễn 10% thuế VAT, xây trạm sạc, tài trợ cho các chương trình R&D của các hãng xe điện và mua xe điện cho cơ quan nhà nước. Trong đó, hai biện pháp đầu tiên được hỗ trợ nhiều nhất.
Xe điện SU7 trong nhà máy Xiaomi. Ảnh: Xiaomi
Báo cáo này được đưa ra trong bối cảnh châu Âu tuần trước thông báo tăng thuế nhập khẩu lên xe điện Trung Quốc. Tháng trước, Mỹ cũng nâng thuế nhập khẩu xe điện nước này lên hơn 100%.
Kennedy cho biết sự hỗ trợ của Bắc Kinh với xe điện bao gồm cả các chính sách phi tiền tệ, nhằm tạo thuận lợi cho các hãng xe trong nước so với đối thủ nước ngoài. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh Mỹ không tạo ra môi trường hấp dẫn để phát triển ngành xe điện như Trung Quốc.
"Cũng có một số ngoại lệ, nhưng nhìn chung các hãng xe và chính phủ phương Tây khá chậm chạp và không đủ mạnh tay", Kennedy cho biết. Trong một báo cáo cách đây 4 năm, ông từng đề cập đến các chính sách với xe điện Trung Quốc có khả năng gây ra căng thẳng thương mại.
Vài năm gần đây, cạnh tranh tại thị trường xe điện này ngày càng khốc liệt, khi số thương hiệu nhiều lên. Ngân hàng Bank of America tuần này thậm chí khuyên các hãng xe lớn của Mỹ rời Trung Quốc để tập trung nguồn lực cho các thị trường khác.
"Các nhà phân tích xe hơi độc lập và hãng xe phương Tây tôi từng trò chuyện đều đồng ý rằng các hãng xe điện và hãng pin Trung Quốc đã có sự tiến bộ rất lớn. Họ xứng đáng được nhìn nhận nghiêm túc", Kennedy nói.
Dù vậy, ông cũng chỉ ra sự hỗ trợ hào phóng của chính phủ và sức tăng trưởng của các hãng xe điện Trung Quốc chưa giúp lợi nhuận tăng tương ứng. Lợi nhuận ròng trên mỗi xe của BYD đã giảm dần trong 12 tháng qua, về 739 USD, số liệu quý I của CLSA cho biết. Con số này của Tesla cũng giảm về 2.919 USD.
Ngành xe điện năm ngoái đối mặt với cuộc chiến giá khốc liệt. Các hãng xe đều giảm giá hoặc ra mắt các dòng sản phẩm giá rẻ hơn. Nio (Trung Quốc) tháng trước dự báo khoảng 10 hãng xe sẽ phải rời thị trường này trong thời gian tới. Cuộc chơi do đó chỉ còn 20-30 cái tên.
Mỹ gần đây cũng đang tăng cường hỗ trợ ngành xe điện. Theo Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) có hiệu lực từ tháng 8/2022, nước này sẽ dành ra 370 tỷ USD nữa để thúc đẩy các công nghệ sạch.
Theo Báo điện tử VnExpress
Theo nghiên cứu công bố hôm 20/6 của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Mỹ, giới chức Trung Quốc đã chi 230,8 tỷ USD để phát triển ngành xe điện nước này giai đoạn 2009-2023.
Số liệu trên tương đương 18,8% doanh thu từ bán xe điện giai đoạn này, Scott Kennedy - người phụ trách thị trường Trung Quốc tại CSIS cho biết. Trong đó, mức hỗ trợ cho 9 năm đầu tiên là 6,74 tỷ USD mỗi năm, khi lĩnh vực này mới bắt đầu được khai phá. Mức chi tăng gấp 3 trong giai đoạn 2018-2020 và tiếp tục tăng mạnh từ sau năm 2021.
Giới chức Trung Quốc có 5 biện pháp hỗ trợ. Đó là giảm giá cho người mua, miễn 10% thuế VAT, xây trạm sạc, tài trợ cho các chương trình R&D của các hãng xe điện và mua xe điện cho cơ quan nhà nước. Trong đó, hai biện pháp đầu tiên được hỗ trợ nhiều nhất.
Xe điện SU7 trong nhà máy Xiaomi. Ảnh: Xiaomi
Báo cáo này được đưa ra trong bối cảnh châu Âu tuần trước thông báo tăng thuế nhập khẩu lên xe điện Trung Quốc. Tháng trước, Mỹ cũng nâng thuế nhập khẩu xe điện nước này lên hơn 100%.
Kennedy cho biết sự hỗ trợ của Bắc Kinh với xe điện bao gồm cả các chính sách phi tiền tệ, nhằm tạo thuận lợi cho các hãng xe trong nước so với đối thủ nước ngoài. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh Mỹ không tạo ra môi trường hấp dẫn để phát triển ngành xe điện như Trung Quốc.
"Cũng có một số ngoại lệ, nhưng nhìn chung các hãng xe và chính phủ phương Tây khá chậm chạp và không đủ mạnh tay", Kennedy cho biết. Trong một báo cáo cách đây 4 năm, ông từng đề cập đến các chính sách với xe điện Trung Quốc có khả năng gây ra căng thẳng thương mại.
Vài năm gần đây, cạnh tranh tại thị trường xe điện này ngày càng khốc liệt, khi số thương hiệu nhiều lên. Ngân hàng Bank of America tuần này thậm chí khuyên các hãng xe lớn của Mỹ rời Trung Quốc để tập trung nguồn lực cho các thị trường khác.
"Các nhà phân tích xe hơi độc lập và hãng xe phương Tây tôi từng trò chuyện đều đồng ý rằng các hãng xe điện và hãng pin Trung Quốc đã có sự tiến bộ rất lớn. Họ xứng đáng được nhìn nhận nghiêm túc", Kennedy nói.
Dù vậy, ông cũng chỉ ra sự hỗ trợ hào phóng của chính phủ và sức tăng trưởng của các hãng xe điện Trung Quốc chưa giúp lợi nhuận tăng tương ứng. Lợi nhuận ròng trên mỗi xe của BYD đã giảm dần trong 12 tháng qua, về 739 USD, số liệu quý I của CLSA cho biết. Con số này của Tesla cũng giảm về 2.919 USD.
Ngành xe điện năm ngoái đối mặt với cuộc chiến giá khốc liệt. Các hãng xe đều giảm giá hoặc ra mắt các dòng sản phẩm giá rẻ hơn. Nio (Trung Quốc) tháng trước dự báo khoảng 10 hãng xe sẽ phải rời thị trường này trong thời gian tới. Cuộc chơi do đó chỉ còn 20-30 cái tên.
Mỹ gần đây cũng đang tăng cường hỗ trợ ngành xe điện. Theo Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) có hiệu lực từ tháng 8/2022, nước này sẽ dành ra 370 tỷ USD nữa để thúc đẩy các công nghệ sạch.
Theo Báo điện tử VnExpress
Trung Quốc có thể đã chi hơn 200 tỷ USD cho ngành xe điện
Trong hơn một thập kỷ, giới chức Trung Quốc hỗ trợ mạnh tay cho ngành xe điện, bằng cả biện pháp tiền tệ và phi tiền tệ.
vnexpress.net
TỪ KHÓA: xe điệnxe điện trung quốc