Ông chủ xưởng vừa "ra lò" chiếc VinFast độ body thân rộng đầu tiên tại Việt Nam: "Nhiều người coi độ xe là phá xe"

Chiếc xe Vinfast Lux A2.0 được chở thẳng từ showroom về xưởng độ của anh Bùi Thế Sơn để nâng cấp, với diện mạo nổi bật và táo bạo. Chi phí mất 500 triệu đồng cho giai đoạn 1.

Anh Bùi Thế Sơn (1983) từng làm nhân viên văn phòng trước khi trở thành "thợ cả" và đồng thời là ông chủ xưởng độ xe có tiếng tại Hà Thành, nơi thực hiện cả trăm bản độ cho các dòng xe khác nhau.

Mới đây, anh thực hiện dự án độ Vinfast Lux A2.0 - chiếc xe của thương hiệu Việt với phần nâng cấp widebody (thân rộng) độc đáo.

Ông chủ xưởng vừa ra lò chiếc VinFast độ body thân rộng đầu tiên tại Việt Nam: Nhiều người coi độ xe là phá xe - Ảnh 1.

Anh Bùi Thế Sơn. Ảnh: NVCC

"Với tôi, độ xe không phải là nghề, độ xe là niềm đam mê"

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm văn phòng hoặc đa phần mọi người chọn làm công ăn lương, Bùi Thế Sơn từng không nhận được sự ủng hộ của người thân khi anh chọn nghề độ xe – công việc mà như anh mô tả "không thể làm giàu, nóng bức, bụi bặm, đầy dầu mỡ và không ai trong nhà hiểu được".

Nhưng Thế Sơn nói: "Mình đam mê thì mình làm thôi". Vậy là một trong những xưởng độ xe đầu tiên ở Hà Nội đã ra đời, với một thợ xe "mới tinh" và khách hàng đầu tiên chính là anh với chiếc Mitsubishi Lancer.

Anh Sơn kể lại, dù yêu thích kỹ thuật nhưng theo sự sắp xếp của gia đình, anh làm nhân viên văn phòng tại một công ty trong lĩnh vực hàng hải. Anh chưa từng nghĩ sẽ có ngày mở xưởng độ ô tô và theo đuổi niềm đam mê ấy với nhiều phiên bản độ khác nhau.

Năm 2010, ngay khi mua được chiếc ô tô đầu tiên - Mitsubishi Lancer, Thế Sơn đã rất muốn cá tính hóa chiếc xe nhưng ngặt nỗi, các xưởng độ xe của Hà Nội thời đó chủ yếu bán đồ chơi lắp sẵn cho xe, không nơi nào có thể độ xe theo ý muốn.

Năm sau, anh đã có quyết định táo bạo là chuyển sang làm partime ở văn phòng và cùng một người em mở xưởng độ xe đầu tiên rộng 100m2 trên đường Nguyễn Xiển (Thanh Xuân, Hà Nội).

"Mọi người trong nhà không hiểu vấn đề kỹ thuật, cũng thấy độ xe là một công việc mơ hồ và dường như không có tương lai nên không ai ủng hộ tôi cả. May mắn là lúc đó, rất nhiều bạn bè của tôi chung đam mê, họ cũng muốn cá tính hóa chiếc xe đang sở hữu nên đã động viên, nhiều khách tìm đến xưởng hơn.

Một năm sau, tôi đã quyết định bỏ hẳn việc văn phòng để toàn tâm toàn ý cho công việc này", anh Sơn cho biết.

Ông chủ xưởng vừa ra lò chiếc VinFast độ body thân rộng đầu tiên tại Việt Nam: Nhiều người coi độ xe là phá xe - Ảnh 2.

Từ bỏ công việc bàn giấy nhàn hạ, anh Thế Sơn đi theo đam mê độ xe. Ảnh: NVCC

Ông chủ xưởng vừa ra lò chiếc VinFast độ body thân rộng đầu tiên tại Việt Nam: Nhiều người coi độ xe là phá xe - Ảnh 3.
Ông chủ xưởng vừa ra lò chiếc VinFast độ body thân rộng đầu tiên tại Việt Nam: Nhiều người coi độ xe là phá xe - Ảnh 4.
Ông chủ xưởng vừa ra lò chiếc VinFast độ body thân rộng đầu tiên tại Việt Nam: Nhiều người coi độ xe là phá xe - Ảnh 5.
Ông chủ xưởng vừa ra lò chiếc VinFast độ body thân rộng đầu tiên tại Việt Nam: Nhiều người coi độ xe là phá xe - Ảnh 6.

QS Performance đã "mổ" cả trăm xế hộp.

 

Anh tâm sự, độ xe là công việc đòi hỏi sự cập nhật, hiểu biết sâu về kỹ thuật, bởi vậy, thời gian đầu, người thợ không được bất kỳ trường lớp nào về độ xe đào tạo bài bản đã gặp không ít khó khăn.

Để có thể hoàn thiện kỹ thuật, kỹ năng nhuần nhuyễn, anh phải lên các website, hội nhóm về độ xe của quốc tế để học hỏi, trao đổi đến việc ra nước ngoài, tìm đến những xưởng nổi tiếng để quan sát, thậm chí mua cả bản độ từ nước ngoài về để "mổ xẻ", học hỏi…

"Cuối cùng tôi hiểu ra được rằng, độ xe ngoài việc cá tính hóa xe thì mục đích cao hơn là hướng đến motorsport (hay gọi đơn giản là đua xe). Khi thay đổi thông số kỹ thuật đúng cách sẽ giúp xe chạy nhanh hơn, bám đường hơn trên từng khúc cua, hay giúp xe vận hành theo đúng ý muốn.

Tôi cũng đã cố gắng tiếp xúc nhiều hơn với motorsport để có trải nghiệm, kiến thức và tích lũy kinh nghiệm bổ trợ cho công việc độ xe", anh Sơn tâm sự.

Chiếc xe hiện tại của Thế Sơn được chính anh độ, đến nay đã qua nhiều lần nâng cấp từ body, khung sườn, hệ thống treo, đến động cơ... với hàng loạt chỉnh sửa khác nhau để phù hợp. Người thợ xe cho biết, đây cũng là chiếc xe để anh thử nghiệm các kiểu dáng, kỹ thuật, tính hiệu quả… và chỉnh sửa các chi tiết chưa ưng ý trước khi lên bản độ cho xe của khách.

"Tôi không bao giờ biến khách hàng thành chuột bạch cho các ý tưởng độ xe. Tất cả các bản độ đều được thiết kế 2D hoặc 3D trước khi thực hiện và đã thử nghiệm trên chính xe của tôi, để chắc chắn bất kỳ bản độ nào của khách cũng phải đúng kỹ thuật, đảm bảo tính thẩm mỹ và hợp lý về chi phí", anh Sơn nói.

Hơn 9 năm trong nghề, ông chủ xưởng kể rằng anh từng độ phong cách xe đua, nâng cấp động cơ, hệ thống treo, khung sườn cho cả trăm mẫu xe khác nhau từ các xe Nhật, Hàn như Toyota 86, Hyundai Genesis, Subaru… Xe của Châu Âu như BMW, Mercedes, Audi, Land Rover hay dòng xe cơ bắp của Mỹ như Mustang, Corvette, Camaro đến mẫu xe nhỏ như Kia Morning hay Ford Fiesta.

Từ một xưởng độ xe nhỏ chủ yếu lắp đặt đồ chơi thuần túy, Thế Sơn đã mở rộng quy mô lên 500m2, thực hiện nhiều hạng mục công việc, từ tư vấn, thiết kế, tới hoàn thiện. Toàn bộ ý tưởng, thiết kế đến việc trực tiếp "mổ" xe đều do Thế Sơn phụ trách cùng với sự giúp đỡ của các anh em kỹ thuật và bạn bè trong lĩnh vực độ xe.

"QS Performance tập trung vào việc cá tính hóa và đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Chúng tôi lấy ý tưởng của khách hàng làm trọng tâm để tư vấn về mỹ thuật, kỹ thuật, phong cách… với mức chi phí phù hợp. Tất nhiên, đôi lúc có khách bảo thủ, bỏ qua tư vấn và mong muốn của họ không đúng với tiêu chí mà tôi hướng đến thì tôi cũng không nhận làm xe.

Tôi muốn khách hàng phải có được chiếc xe độ đúng phong cách, hợp lý, chuẩn về kỹ thuật, khiến mọi người khi nhìn thấy phải trầm trồ chứ không phải là phì cười vì thiết kế ngây ngô hay quá diêm dúa, thiếu thẩm mỹ và tệ hơn là sai về kỹ thuật. Rất may, nhiều khách hàng khi tìm hiểu kỹ vấn đề đã trở lại và trao đổi với chúng tôi, thống nhất cách làm.

Nếu để kiếm tiền hay làm giàu thì tôi sẽ nhận bất kỳ hợp đồng nào nhưng tôi không đặt nặng việc kiếm tiền lên đầu tiên. Với tôi, độ xe không phải là một nghề, độ xe là đam mê. Công việc này giúp tôi đủ sống, thỏa mãn đam mê, dù rằng vất vả, nóng bức, bụi bẩn, dầu mỡ nhưng quan trọng là tôi thấy hạnh phúc.

Mỗi bản xe hoàn thiện giống như một tác phẩm nghệ thuật, như vẽ xong một bức tranh mang lại cho mình nhiều cảm xúc chứ không chỉ là một dự án kỹ thuật đơn thuần, anh Sơn chia sẻ.

Ông chủ xưởng vừa ra lò chiếc VinFast độ body thân rộng đầu tiên tại Việt Nam: Nhiều người coi độ xe là phá xe - Ảnh 7.
Ông chủ xưởng vừa ra lò chiếc VinFast độ body thân rộng đầu tiên tại Việt Nam: Nhiều người coi độ xe là phá xe - Ảnh 8.

Anh Bùi Thế Sơn bên chiếc Hyundai Genesis Coupe, tham gia sân chơi motorsport.

Chiếc Vinfast Lux độ body thân rộng đầu tiên tại Việt Nam

Trong số cả trăm chiếc xe qua tay, mới đây, dự án chiếc Vinfast độ body thân rộng đầu tiên tại Việt Nam, với chi phí đầu tư gần 500 triệu đồng được thực hiện tại xưởng xe QS nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận và cộng đồng 4 bánh.

Anh Thế Sơn cho biết, anh ấn tượng nhất với chiếc Vinfast Lux A2.0 bởi đây là một chiếc xe thương hiệu Việt, được làm chỉn chu và đẹp. Đây cũng là bản độ được anh dành nhiều thời gian, tâm huyết và hài lòng nhất với gần 2 tháng từ lên 3D đến hoàn thiện.

Ông chủ xưởng vừa ra lò chiếc VinFast độ body thân rộng đầu tiên tại Việt Nam: Nhiều người coi độ xe là phá xe - Ảnh 9.

Vinfast Lux A2.0 độ thân rộng đầu tiên tại Việt Nam. Ảnh: NVCC

Ông chủ xưởng vừa ra lò chiếc VinFast độ body thân rộng đầu tiên tại Việt Nam: Nhiều người coi độ xe là phá xe - Ảnh 10.

Xe chưa lăn bánh km nào, được đưa từ showroom về xưởng để nâng cấp. Ảnh: NVCC

"Bản thiết kế lên 3D trước cả khi khách mua xe. Khi chiếc Lux A ra khỏi showroom là về thẳng xưởng. Phong cách độ widebody nhằm mở rộng thân xe và vệt bánh để bám đường. Ngoài hệ thống treo khí nén giúp nâng hạ xe tùy thích bằng điều khiển, xe được nâng cấp sang loại phanh hiệu năng cao của AP Racing, ống xả thể thao", anh Sơn chia sẻ.

Trong đó, bộ mâm 2 mảnh kích thước 20 inch, sơn phối 2 tông màu đen vàng được xưởng đặt hàng theo thông số riêng để lắp cho xe. Anh Sơn cho biết, Lux A2.0 sử dụng nền tảng của BMW 5-series F10 nên hệ thống treo, phanh, phụ kiện khác cũng không khó để đặt mua.

Sắp tới, chiếc VinFast Lux A2.0 sẽ được QS Performance sẽ tiếp tục hoàn thiện ở giai đoạn 2, với việc nâng cấp công suất động cơ. Anh Sơn hi vọng, khi hoàn thiện, thì đây sẽ là một chiếc VinFast Lux A2.0 ấn tượng nhất Việt Nam.

Ông chủ xưởng vừa ra lò chiếc VinFast độ body thân rộng đầu tiên tại Việt Nam: Nhiều người coi độ xe là phá xe - Ảnh 11.
Ông chủ xưởng vừa ra lò chiếc VinFast độ body thân rộng đầu tiên tại Việt Nam: Nhiều người coi độ xe là phá xe - Ảnh 12.
Ông chủ xưởng vừa ra lò chiếc VinFast độ body thân rộng đầu tiên tại Việt Nam: Nhiều người coi độ xe là phá xe - Ảnh 13.

Chủ nhân chiếc Lux A chi gần 500 triệu đồng để cá tính hóa xế hộp.

"Ở Việt Nam, nhiều người coi độ xe là phá xe"

Sau 9 năm chinh chiến, mặc dù đã có được thành tựu nhất định nhưng ông chủ xưởng xe vẫn không khỏi trăn trở.

Anh tâm sự, nghề độ xe có tiềm năng nhưng với tâm lý coi ô tô là tài sản lớn nên nhiều người ngần ngại khi thay đổi thông số kỹ thuật, coi độ xe là phá xe.

Phần nữa, việc độ xe cũng khiến chủ xe gặp khó khăn khi đi đăng kiểm. Trong khi phụ kiện, phụ tùng phải nhập từ nước ngoài, nguồn nhập khó khăn, tìm kiếm nguồn hàng tốt khiến chi phí trội lên và khiến cho độ xe khá đắt đỏ.

Chưa kể, sân chơi motorsport hay các giải thể thao chuyên nghiệp chưa nhiều khiến cho độ xe "ít đất". Mặc dù muốn mở rộng QS Performace nhưng Thế Sơn cũng gặp không ít rào càn, nhất là khó khăn về kỹ thuật.

"Có thể kiếm được thợ sửa chữa xe rất dễ nhưng nhân sự độ xe thì khó hơn rất nhiều, liệu có ai đủ kiên nhẫn, đam mê để theo đuổi hay không? Để làm được nghề này phải là người có hiểu biết kỹ thuật và sự sáng tạo, nếu thiếu những điều này thì không làm được", Thế Sơn trải lòng.

Dù rằng nghề độ xe ở nước ngoài được công nhận, nhưng ở Việt Nam, độ xe vẫn gặp khá nhiều rào cản. Thế Sơn tâm sự, trong cuộc sống hay công việc hàng ngày chắc chắn sẽ có lúc thấy nản, mệt mỏi khi làm mọi thứ nhưng không đạt được kết quả hay gặp khó khăn, nhưng may mắn là anh chưa bao giờ nghĩ đến việc bỏ cuộc.

"Mỗi lần nản lại nghĩ mình đã cố gắng bao năm, đã đạt được như vậy rồi nếu bỏ cuộc thì bao công sức đổ sông đổ biển hết, vậy nên hãy kiên trì với những gì mình đã bắt đầu và đi đến cùng với nó", anh Sơn tâm niệm.