GAC coi Việt Nam là ‘thị trường trọng điểm’ và đây là những gì họ cam kết: Từ sản phẩm tới chiến lược cạnh tranh

So với các hãng xe Trung Quốc khác như BYD, GWM hay Chery,… GAC có dải sản phẩm khác biệt. Hãng xe này cũng vạch ra một lộ trình “dài hơi” rõ ràng tại Việt Nam trong nhiều năm.
GAC coi Việt Nam là ‘thị trường trọng điểm’ và đây là những gì họ cam kết: Từ sản phẩm tới chiến lược cạnh tranh- Ảnh 1.

2023 và 2024 là hai năm chứng kiến sự xuất hiện của rất nhiều thương hiệu và các dòng sản phẩm xe Trung Quốc mới đổ bộ vào thị trường Việt Nam. Đặc biệt là năm nay, thị trường ô tô trong nước đang đón nhận những thương hiệu nổi bật như BYD, Chery với Omoda, Jaecoo, hay GAC… Một số hãng xe khác như GWM với Haval, Wuling, Lynk & Co, Haima… cũng đang tích cực mở rộng dải sản phẩm mới tại Việt Nam.

GAC là hãng xe Trung Quốc mới nhất công bố vào Việt Nam từ hồi tháng 5/2024. Sự kiện ra mắt thương hiệu sẽ chính thức diễn ra vào cuối tháng 7 này. Đây cũng là thời điểm hãng công bố giá cho những sản phẩm đầu tiên của mình.

GAC coi Việt Nam là ‘thị trường trọng điểm’ và đây là những gì họ cam kết: Từ sản phẩm tới chiến lược cạnh tranh- Ảnh 2.

GAC sẽ đưa 3 mẫu xe về Việt Nam năm nay.

Khi thị trường đang có nhiều hãng xe đồng hương xuất hiện cùng những danh mục sản phẩm rất đa dạng, cơ hội nào cho GAC có thể thu hút được khách hàng Việt?

Sản phẩm của GAC

Trong thời gian đầu, GAC sẽ phân phối 2 mẫu xe tại Việt Nam là M8 và GS8. Trong đó, M8 thuộc phân khúc minivan còn GS8 là SUV cỡ trung-lớn. Nếu so với các hãng xe Trung Quốc khác, hiện tại chỉ có GAC tiếp cận 2 phân khúc này. Đây vừa là cơ hội mà cũng là thách thức cho GAC khi đây không phải những phân khúc quá đắt khách tại Việt Nam.

Điều đặc biệt là M8 dùng chung khung gầm với Alphard, còn GS8 cùng khung gầm với Land Cruiser Prado của Toyota. Hệ truyền động của 2 mẫu xe này cũng dùng công nghệ của Toyota, ví dụ như hệ thống hybrid hay hộp số. Ưu điểm của việc sử dụng công nghệ của Toyota là sự bền bỉ. Hiện GAC là thương hiệu xe Trung Quốc duy nhất tại Việt Nam có sản phẩm dùng chung nền tảng với xe Toyota.

GAC coi Việt Nam là ‘thị trường trọng điểm’ và đây là những gì họ cam kết: Từ sản phẩm tới chiến lược cạnh tranh- Ảnh 3.
GAC coi Việt Nam là ‘thị trường trọng điểm’ và đây là những gì họ cam kết: Từ sản phẩm tới chiến lược cạnh tranh- Ảnh 4.

GAC M8 và GS8 dùng công nghệ Toyota.

Ngoài Toyota, tại Trung Quốc, GAC còn liên doanh với cả Honda. Nhờ làm việc với các hãng xe Nhật lớn nên GAC có tư duy và cách làm sản phẩm cũng học hỏi theo người Nhật. Đây là điểm mạnh của GAC tại Việt Nam, khi các hãng xe Trung Quốc khác hầu hết đang bán những sản phẩm thuần nội địa.

Ngoài 2 mẫu xe trên, GAC sẽ tiếp cận một phân khúc đang “hot” tại Việt Nam là MPV với mẫu M6 Pro. Trong 6 tháng đầu năm 2024, doanh số MPV đang cao hơn cả sedan và crossover. Tại Trung Quốc, GAC đang “làm mưa làm gió” trong phân khúc MPV khi có lịch sử 58 tháng liên tiếp đứng đầu doanh số phân khúc này. Theo dự kiến, M6 Pro sẽ được cho ra mắt tại Triển lãm Ô tô Việt Nam (VMS) năm nay. Mẫu xe này cùng phân khúc với Toyota Innova Cross.

GAC coi Việt Nam là ‘thị trường trọng điểm’ và đây là những gì họ cam kết: Từ sản phẩm tới chiến lược cạnh tranh- Ảnh 5.

GAC M6 Pro có thể là sản phẩm chiến lược khi ở phân khúc dễ tiếp cận.

Cả 3 sản phẩm trên đều là xe xăng và có thể có tùy chọn hybrid. GAC chưa mang xe điện về Việt Nam vì nhận thấy cơ sở hạ tầng hiện chưa đáp ứng được. Đây là chiến lược khác biệt so với BYD, Haima hay Wuling khi những thương hiệu này đang tiếp cận bằng xe điện. Mặc dù vậy, tại Trung Quốc, GAC cung cấp đủ các dòng xe chạy xăng, hybrid, hybrid cắm sạc và xe điện, có thể mang về Việt Nam các sản phẩm phù hợp khi cơ sở hạ tầng sẵn sàng.

Thị trường Việt Nam sắp tới có Aion (thương hiệu con của GAC Motor) phân phối xe điện. Tuy nhiên, GAC và Aion tại Việt Nam và cả trong Đông Nam Á (ngoại trừ Malaysia) là 2 thương hiệu tách biệt bởi được phân phối bởi các doanh nghiệp khác nhau.

Vị trí địa lý của trụ sở, nhà máy, đại lý GAC

GAC Motor có lịch sử 27 năm với trụ sở chính và nhà máy đều nằm ở Quảng Châu, Trung Quốc. Đây là tỉnh nằm khá gần với Việt Nam khi chỉ cách khoảng 1.000 km tính từ biên giới phía Bắc. Việc có nhà máy ở gần giúp cho quá trình vận chuyển phương tiện và phụ tùng, linh kiện xe trở nên thuận tiện hơn.

GAC coi Việt Nam là ‘thị trường trọng điểm’ và đây là những gì họ cam kết: Từ sản phẩm tới chiến lược cạnh tranh- Ảnh 9.

Trụ sở và nhà máy GAC không quá xa Việt Nam.

Tại thị trường Việt Nam, GAC cũng sẽ có nhà máy trong thời gian tới đặt tại Đà Nẵng. Bên cạnh đó, GAC sẽ tiếp cận bước đầu với 7 showroom, tập trung ở các thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và TP. HCM. Hãng xe này chọn đầu tư vào những địa điểm có mật độ dân cư lớn, nhu cầu sở hữu xe lớn chứ không dàn trải ra nhiều tỉnh thành như BYD.

Đối tác và chiến lược của GAC

Đối tác phân phối của GAC tại Việt Nam và cả Malaysia là Tan Chong. Đây là tập đoàn lớn có trụ sở tại Malaysia, từng phân phối xe thuộc thương hiệu Nissan và MG tại Việt Nam nên rất hiểu thị hiếu của người tiêu dùng trong nước. Một lợi thế nữa của GAC khi chọn Tan Chong làm đối tác là có sẵn nhà máy (trước đây lắp ráp xe Nissan) tại Đà Nẵng.

Theo dự kiến, GAC sẽ cho nhập xe từ Trung Quốc ở thời điểm ban đầu do đang có dây chuyền lắp xe tay lái bên trái. Sau đó, hãng xe này sẽ cho nhập xe từ Malaysia khi nhà máy ở đây bổ sung dây chuyền lắp ráp xe tay lái bên trái. Việc nhập xe từ Malaysia sẽ có thể mang đến lợi thế về giá, khi được ưu đãi thuế nhập khẩu 0% nếu đáp ứng đủ tỷ lệ nội địa hóa.

GAC coi Việt Nam là ‘thị trường trọng điểm’ và đây là những gì họ cam kết: Từ sản phẩm tới chiến lược cạnh tranh- Ảnh 10.

Xe GAC sẽ được nhập Trung Quốc trước, sau đó đến Malaysia và cuối cùng là lắp tại Việt Nam.

GAC cho biết coi Việt Nam là thị trường trọng điểm trong Đông Nam Á. Có lẽ bởi vậy, hãng xe này không chỉ dừng lại ở việc nhập khẩu mà còn có kế hoạch lắp ráp xe tại Việt Nam. Lợi thế từ nhà máy có sẵn của Tan Chong tại Đà Nẵng sẽ giúp GAC có thể lắp ráp được xe sớm mà không cần phải xây dựng nhà máy mới. Kế hoạch của GAC là lắp ráp xe tại Việt Nam từ tháng 3/2025, tức là chỉ khoảng nửa năm nữa.

GAC cho biết họ đã nghiên cứu thị trường Việt Nam từ rất lâu. Với đối tác Tan Chong từng có mặt lâu năm tại Việt Nam, hiểu thị hiếu người Việt, GAC mới tự tin chọn vào Việt Nam ở thời điểm này.