3 câu hỏi lớn nhất chờ BYD giải đáp trước ‘giờ G’ ra mắt Việt Nam

BYD sẽ công bố giá bán 3 mẫu xe điện đầu tiên tại thị trường Việt Nam vào ngày 18/7, tuy nhiên để có thể thu hút khách hàng, tránh rơi vào cảnh rút lui không kèn không trống như lần thâm nhập đầu tiên, thương hiệu Trung Quốc cần giải quyết được ít nhất 3 vấn đề lớn còn gây băn khoăn cho người dùng.

Trước khi chính thức kinh doanh tại Việt Nam, BYD đã tổ chức chương trình lái thử rầm rộ cho khách hàng Hà Nội và TP.HCM để cho khách hàng có được những cảm nhận đầu tiên về sản phẩm. Tuy nhiên khác xe động cơ đốt trong, với xe điện, bản thân sản phẩm tốt thôi chưa đủ.

Hyundai Ioniq 5 là ví dụ điển hình. Một mẫu xe cũng từng tạo được sự háo hức, mang thương hiệu lớn, mọi thứ đều ổn, nhưng vẫn khó cạnh tranh vì mức giá cao và không có hạ tầng trạm sạc công cộng.

3 câu hỏi lớn nhất chờ BYD giải đáp trước ‘giờ G’ ra mắt Việt Nam- Ảnh 1.

Hạn chế về cơ sở hạ tầng trạm sạc là thách thức của nhiều xe điện.

Vậy giá bao nhiêu được xem là hấp dẫn?

Ngày mai (18/7), BYD Việt Nam sẽ công bố giá bán chính thức của 3 mẫu xe đầu tiên tại Việt Nam, gồm: Dolphin, Atto 3 và Seal.

Tuy nhiên, một số đại lý đã thông báo khoảng giá dự kiến để khách hàng tham khảo trước. Cụ thể, Dolphin có giá dự kiến 650 triệu đồng, Atto 3 có giá dự kiến 750-850 triệu đồng và Seal có giá dự kiến 1,1-1,3 tỷ đồng. Mức giá dự kiến này cao hơn kỳ vọng của số đông.

3 câu hỏi lớn nhất chờ BYD giải đáp trước ‘giờ G’ ra mắt Việt Nam- Ảnh 2.

Giá dự kiến của xe BYD khá cao so với mặt bằng chung.

Ví dụ với trường hợp của Atto 3 cạnh tranh với VF 6 (giá bao gồm pin 765-855 triệu đồng). Cả hai mẫu xe này có giá bán (bao gồm pin) tương đương, tuy nhiên lại thua thiệt ở một yếu tố quyết định, đó là hạ tầng trạm sạc.

  • Chủ xe điện VinFast được gửi miễn phí, sạc miễn phí tại nhiều điểm, lắp trụ sạc tại nhà được tặng thêm hơn 31 triệu đồng

     26/06/2024 14:25

Thứ hai, sản phẩm của VinFast lợi thế hơn về chính sách bán hàng. Hãng đang miễn phí 1 năm chi phí sạc, đồng thời cung cấp hình thức thuê bao pin. Giá khởi điểm của VF 6 chỉ còn từ 675 triệu đồng. Với hình thức thuê bao pin, chủ xe còn được thay pin mới miễn phí khi dung lượng pin tối đa giảm xuống dưới 70%.

Do đó, để đạt thành công về doanh số tại thị trường Việt Nam, giá chính thức cần thấp hơn giá dự kiến mà đại lý đưa ra. Trên các nền tảng mạng xã hội, nhiều người kỳ vọng Dolphin có giá 550-600 triệu đồng, Atto 3 có giá 650-800 triệu đồng và Seal có giá 900 triệu đồng đến 1 tỷ đồng.

Hạ tầng sạc - Câu hỏi cũ nhưng chưa có lời giải “chạm tới khách hàng”

Tại sự kiện lái thử ở TP.HCM, BYD Việt Nam hợp tác với các đối tác trạm sạc công cộng như EV One, Charge+,... để trưng bày trụ sạc, trải nghiệm sạc và công nghệ sạc. Đây là nỗ lực của hãng trong việc mang lại sự thuận tiện cho khách hàng sử dụng ô tô điện BYD tại Việt Nam.

Trong số đối tác được BYD kể tên, EV One được nhắc đến nhiều nhất. Đơn vị này hiện có 37 trạm sạc đang hoạt động trên toàn quốc (theo ứng dụng EV One). Tuy nhiên, trung bình mỗi trạm sạc EV One chỉ có 1-2 cổng sạc 11kW/22kW. Trụ sạc nhanh 180 kW chỉ có 3 trụ được bố trí ở đại lý Audi ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM.

Chi phí sạc của EV One cũng cao hơn nếu so với trạm sạc của VinFast, với 7.900 đồng/kWh trụ sạc 11 kW/22kW và 9.900 đồng/kWh trụ sạc 180 kW. Tức chủ xe muốn sạc đầy Atto 3 Premium (pin 60,48 kWh) cần chi trả 478.000-599.000 đồng.

3 câu hỏi lớn nhất chờ BYD giải đáp trước ‘giờ G’ ra mắt Việt Nam- Ảnh 4.

Chi phí sạc ở các trụ sạc của bên thứ 3 cung cấp thường có giá cao.

Với khách hàng có nhà riêng và chỗ để xe, BYD sẽ tặng bộ sạc tại nhà. Như vậy, ô tô điện BYD gần như chưa phù hợp với tập khách hàng đang ở chung cư, nhà đất nhưng diện tích nhỏ hoặc nằm trong ngõ, hẻm. Có vẻ như, chỉ có nhóm khách hàng di chuyển ít, muốn mua thêm chiếc ô tô thứ 2, thứ 3 với mục đích tìm kiếm trải nghiệm mới là phù hợp với xe BYD thời điểm này.

“Vết xe đổ” cần tránh tại thị trường Thái Lan

Chính quyền Thái Lan đang tiến hành điều tra việc bán xe của BYD tại nước này sau khi người tiêu dùng khiếu nại vì liên tục phá giá.

Theo một tuyên bố từ Chính phủ Thái Lan, vụ việc xảy ra sau khi khách hàng của BYD cáo buộc rằng nhân viên bán xe cho hãng này khẳng định giá họ chiết khấu đã là “đáy” và khi chiến dịch khuyến mại này kết thúc, giá xe sẽ tăng. Tuy nhiên, sau khi khách hàng mua xe, chính đại lý đó lại tiếp tục giảm giá sâu hơn nữa.

Việc mua một chiếc xe được quảng cáo là giá đã ở đáy nhưng chỉ ngay sau đó, giá lại tiếp tục giảm sâu hơn nữa khiến người tiêu dùng không hài lòng, thậm chí cảm thấy khó chịu. Ảnh hưởng từ sự việc ở Thái Lan có thể lan rộng ra các thị trường nước ngoài khác của BYD.

3 câu hỏi lớn nhất chờ BYD giải đáp trước ‘giờ G’ ra mắt Việt Nam- Ảnh 5.

Giá BYD giảm sâu tại Thái Lan khiến khách cũ không hài lòng.

Tại thị trường Việt Nam, giá xe Trung Quốc cũng liên tục tạo đáy mới để tiếp cận khách hàng dù ra mắt chưa lâu. Wuling MiniEV giảm 40-50 triệu đồng (tương đương gần 20% giá trị xe). Haval H6 Hybrid giảm 244 triệu đồng. Những điều chỉnh này có thể giải quyết được bài toán doanh số trong ngắn hạn, nhưng tác động tiêu cực với hình ảnh thương hiệu và lòng trung thành của khách hàng.

Đây là “vết xe đổ” mà BYD cần tránh để thành công tại Việt Nam, bởi xe Trung Quốc trước nay vẫn luôn bị khách hàng gắn mác thanh khoản chậm, mất giá nhanh sau thời gian ngắn sử dụng.

https://autopro.com.vn/chum-tin-hay-ve-xe-trung-quoc-tai-viet-nam.htm