Sếp tuổi Quý Mão Li Shufu - Từ thợ ảnh tới tượng đài ngành xe của người Trung Quốc

Nếu không phải bản thân 'chính chủ' chia sẻ, có lẽ chẳng ai biết được rằng nhà sáng lập và chủ tịch của Geely, tỉ phú Trung Quốc Li Shufu từng có xuất phát điểm cực kỳ bình thường.

Li Shufu (Lý Thư Phúc) được một số người Trung Quốc coi là “câu trả lời” của họ cho Henry Ford - một trong những nhà sáng lập danh tiếng nhất làng xe toàn cầu. Sự so sánh giữa 2 phía có lẽ cũng là điều tất yếu xét tới tầm ảnh hưởng của cả 2 và sự so kè nhau từng chút một của 2 thị trường xe lớn nhất thế giới.

Ông Lý có thể coi là người nổ phát súng đầu tiên trong công cuộc mở rộng tầm ảnh hưởng của xe Trung Quốc ra ngoài biên giới nước này với phi vụ tốn cực nhiều giấy mực vào 2010 khi mua lại Volvo từ Ford.

Tuy vậy, ngay cả ở thời điểm hiện tại khi Internet cực kỳ phổ biến và thông tin có thể dễ dàng được truy cập từ bất kỳ đâu, có lẽ cũng không nhiều người biết rằng người đàn ông tuổi Mão đứng sau Geely có một xuất phát điểm cực kỳ khiêm tốn.

Sếp tuổi Quý Mão Li Shufu - Từ thợ ảnh tới tượng đài ngành xe của người Trung Quốc - Ảnh 2.

Sếp tuổi Quý Mão Li Shufu - Từ thợ ảnh tới tượng đài ngành xe của người Trung Quốc - Ảnh 3.

Cụ thể, trong một buổi phỏng vấn với tờ Financial Times, ông đã gây bất ngờ cho tất cả những người có mặt khi chỉ vào người chụp ảnh cạnh họ và nói rằng “xuất phát điểm của tôi cũng là một nhiếp ảnh gia nhưng tất nhiên là không phải với một cỗ máy phức tạp, tinh xảo như vậy”.

Chỉ với 100 NDT được bố cho, ông khởi nghiệp bằng việc tự lập studio riêng của mình. Dù vậy, chiếc máy ảnh trong tầm với của ông khi đó “rất rẻ tiền” mà ông tự nhận thấy không đủ khả năng đáp ứng được tiêu chuẩn của mình. Vì lẽ đó, ông tự chế tạo chiếc máy ảnh đúng ý mình và cùng lúc đó, tự mình đảm trách khâu ánh sáng, đồ nội thất và phông nền cho “studio một người”.

Sếp tuổi Quý Mão Li Shufu - Từ thợ ảnh tới tượng đài ngành xe của người Trung Quốc - Ảnh 4.

Sếp tuổi Quý Mão Li Shufu - Từ thợ ảnh tới tượng đài ngành xe của người Trung Quốc - Ảnh 5.

Sau bài học khởi nghiệp quý giá trong ngành nhiếp ảnh, ông bắt đầu để ý tới các lĩnh vực công nghiệp. Ông nhận ra tiềm năng của việc khai thác vàng bạc từ linh kiện máy móc cũ và lập tức tận dụng cơ hội này để thành lập công ty nhắm tới mảng, khi đó, vẫn rất mới mẻ trên. Tuy vậy, những đối thủ Trung Quốc rất nhanh cũng nhận ra miếng bánh béo bở này và hàng loạt công ty đối thủ được dựng lên.

Ông Lý, sau khi thu được kinh nghiệm và nguồn vốn quý giá, quyết định “đánh nhanh rút gọn” và tìm kiếm sân chơi mới. Một thời gian sau đó, ông “nhảy” sang lĩnh vực khác là sản xuất tủ lạnh và đồ gia dụng nhưng một lần nữa, việc người Trung Quốc copy quá nhanh những mảng ăn khách khiến ông Lý lại tự nguyện rời cuộc chơi khi tính cạnh tranh bị đẩy quá cao.

Sếp tuổi Quý Mão Li Shufu - Từ thợ ảnh tới tượng đài ngành xe của người Trung Quốc - Ảnh 6.

Sếp tuổi Quý Mão Li Shufu - Từ thợ ảnh tới tượng đài ngành xe của người Trung Quốc - Ảnh 7.

Tới 1989, ông Lý nghỉ ngơi và trao lại công ty cho chính phủ Trung Quốc để có thời gian... đi học. Tới 1993, ông trở lại và tiếp tục khai phá một lĩnh vực khác như cách mình từng làm 2 lần trước đó. Công ty của ông Lý là công ty tư đầu tiên sản xuất xe máy tại Trung Quốc và tiếp tục đạt được những thành công ban đầu.

Từ mảng xe máy, ông Lý lấn sân sang mảng “cuối cùng” là ô tô - lĩnh vực “phức tạp và toàn diện” bậc nhất theo nhận định của vị tỉ phú Trung Quốc với thương hiệu đặt tên Geely.

Bước đầu tiên mà ông triển khai có lẽ đã khiến nhiều người bất ngờ khi thành lập các trường đại học và trường kỹ thuật để đào tạo nhân lực cho các cơ sở sản xuất sau này. Tới 1997, hãng xe Trung Quốc đầu tiên không thuộc diện quốc hữu đi vào vận hành, tuy nhiên không như những lần trước khởi đầu của ông trong mảng ô tô không hề suôn sẻ.

Sếp tuổi Quý Mão Li Shufu - Từ thợ ảnh tới tượng đài ngành xe của người Trung Quốc - Ảnh 8.

Bất chấp ngày chiếc xe đầu tiên lăn bánh khỏi nhà máy là ngày đại cát 8-8, chất lượng xe “quá thô sơ” khiến ông lập tức từ chối bật đèn xanh bán xe cho người dùng. Những chiếc xe đầu tiên được tái chế, các bản vẽ được thực hiện lại từ đầu. Công đoạn này lặp lại tận 2 lần nữa sau đó.

Tuy vậy, vận may tới với ông Lý khi Trung Quốc xin gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO và hứa hẹn mở cửa các nền công nghiệp nước này. Ông Lý lập tức tìm đến Daewoo để mua bản quyền thiết kế thay vì phải vật lộn với những kiến thức và công nghệ hạn hẹp mình tự chế sau những năm đầu tiên. Chiếc Free Cruiser ra mắt vào 2002 đánh dấu giai đoạn bắt đầu thành công của Geely và đây chính là một trong những chiếc ô tô Trung Quốc đầu tiên được trưng bày tại triển lãm quốc tế.

Sếp tuổi Quý Mão Li Shufu - Từ thợ ảnh tới tượng đài ngành xe của người Trung Quốc - Ảnh 9.

Việc mua lại Volvo của Geely vào 2010 tới giờ đã cho thấy rõ hiệu quả, tuy nhiên không nhiều người biết rằng ông đã để mắt tới thương hiệu này từ tận 2002. “Ford sở hữu quá nhiều thương hiệu và tôi cảm giác rằng sẽ có lúc họ sẽ phải bán đi một vài trong số chúng. Volvo là thương hiệu yêu thích của tôi và cơ hội mua lại thương hiệu này sau đó đã đến”, ông chia sẻ.

Không chỉ thâu tóm Volvo, Geely giờ còn có các thương hiệu xe như Polestar, Lynk & Co, Proton và Lotus, đồng thời sở hữu cổ phần của Aston Martin Lagonda và Daimler.

Động lực kinh doanh, tay nghề khéo léo đi kèm hiểu biết kỹ thuật và tất nhiên là cả một chút may mắn đã biến ông Lý trở thành một trong những người có tầm ảnh hưởng nhất làng xe Trung Quốc. Một cánh cửa mới cũng đang mở ra trước Geely khi giai đoạn xe điện lên ngôi khiến xuất phát điểm của cả làng xe toàn cầu đều quay về từ con số 0, tuy nhiên liệu họ và ông Lý có nắm bắt được cơ hội trời cho này?