Giá xăng tăng, xe điện “một bước lên mây”, doanh số bán hàng tăng chóng mặt và có xu thế trở thành “phương tiện của mọi nhà", nhưng “đi mòn gót sắt” cũng không tìm được nơi sửa chữa chỉ vì một lý do

Ngày càng có nhiều vấn đề phát sinh kể từ khi xe điện “chiếm thế thượng phong” trên thị trường.
Giá xăng tăng, xe điện “một bước lên mây”, doanh số bán hàng tăng chóng mặt và có xu thế trở thành “phương tiện của mọi nhà

Xe điện ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là khi giá xăng tăng cao. Một cuộc khảo sát gần đây do AutoTrader thực hiện cho thấy rằng cứ ba người Canada thì khoảng hai người cân nhắc sẽ mua chiếc ô tô tiếp theo là xe điện. Năm 2020, xe điện chỉ chiếm 3,2% trong tổng doanh số bán xe tại nước này. Con số đó đã tăng lên 5,6% vào năm 2021.

Tuy nhiên, các chuyên gia trong ngành tiết lộ việc sửa chữa trong tương lai có thể sẽ tốn kém và khó tiếp cận. Điều này chỉ có thể được khắc phục khi các nhà sản xuất ô tô điện cung cấp thông tin dịch vụ cho các thợ sửa xe tự do.

Emily Chung, một thợ cơ khí tự do và là chủ sở hữu AutoNiche ở Markham, Ont, cho biết thông tin về cách sửa chữa nhiều bộ phận của xe điện hiện nay còn hạn chế. Thường thì những nhà sản xuất sẽ hướng khách hàng đến bảo dưỡng xe tại các đại lý.

Giá xăng tăng, xe điện “một bước lên mây”, doanh số bán hàng tăng chóng mặt và có xu thế trở thành “phương tiện của mọi nhà, nhưng “đi mòn gót sắt” cũng không tìm được nơi sửa chữa chỉ vì một lý do  - Ảnh 1.

Emily Chung, chủ sở hữu của AutoNiche và là giảng viên tại Đại học Georgian

Bà nói: "Động cơ của các xe chạy bằng nhiên liệu đều khá giống nhau. Chúng tôi hiểu những kiến thức cơ bản, chỉ có một số chi tiết nhỏ là đặc biệt hơn. Tuy nhiên, xe điện của các công ty lại sản xuất theo những cách khác nhau và không có tiêu chuẩn nhất định nào".

Những người sửa xe như bà Chung có thể bảo dưỡng cơ bản cho xe điện, chẳng hạn như thay phanh và lốp, nhưng họ lại thiếu nền tảng để xử lý các hệ thống điện cao áp phức tạp. "Chẳng khác nào yêu cầu tôi phẫu thuật một cơ thể mà tôi không biết các cơ quan được đặt ở đâu", bà chia sẻ.

Việc các công ty sản xuất ô tô không chia sẻ thông tin có thể khiến người tiêu dùng ít lựa chọn hơn, hoặc trả giá cao hơn, khi đưa xe đi kiểm tra hàng năm. Nhất là đối với những người sống ở vùng nông thôn, sẽ rất khó khăn nếu họ luôn phải mang xe đến các đại lý để sửa.

Tuy nhiên, các công ty cũng có lý do chính đáng khi giữ lại những thông tin đó, Peter Frize, giáo sư kỹ thuật cơ khí và ô tô tại Đại học Windsor ở Ontario, cho biết. Ông nói rằng ô tô ngày càng được vi tính hóa, dựa vào phần mềm để điều khiển mọi thứ từ điều hòa không khí đến ga. Tính năng tự lái và an toàn làm cho những hệ thống đó trở nên phức tạp hơn.

Ông Frize cho biết: "Số lượng mã trong phần mềm của một chiếc xe điện thông thường lớn hơn nhiều so với tàu con thoi. Nếu sửa sai một vài trong số những mã này, chiếc xe khó có thể hoạt động bình thường…. Chúng có khả năng sẽ tăng tốc ngoài ý muốn, hoặc hiệu suất phanh hay độ nhạy khi lái bị suy giảm". Trong trường hợp xảy ra tai nạn, người phải chịu trách nhiệm có thể sẽ là các nhà sản xuất.

Các thành viên Quốc hội Canada cho biết cần phải có luật về quyền sửa chữa. Hiện nay, rất nhiều người quan tâm về việc ai được phép sửa chữa các sản phẩm mà người tiêu dùng đã mua và sở hữu.

Các công ty công nghệ, điển hình như Apple, cũng gây tranh cãi về việc không chia sẻ thông tin chi tiết của các thiết bị như điện thoại thông minh và máy tính trong nhiều năm. Vào đầu năm nay, nhà sản xuất iPhone đã bắt đầu cung cấp sách hướng dẫn chính thức và các bộ phận để người tiêu dùng có thể tự sửa chữa một số thiết bị nhất định.

Bà Chung nói rằng đây có thể là một "vấn đề lớn" mà các chủ xe phải đối mặt. Ở Canada, không có luật nào yêu cầu các nhà sản xuất ô tô phải chia sẻ tài liệu và công cụ chẩn đoán với bên thứ ba.

Giá xăng tăng, xe điện “một bước lên mây”, doanh số bán hàng tăng chóng mặt và có xu thế trở thành “phương tiện của mọi nhà, nhưng “đi mòn gót sắt” cũng không tìm được nơi sửa chữa chỉ vì một lý do  - Ảnh 2.

Khi xe điện ngày càng trở nên phổ biến, thiếu thông tin đồng nghĩa với việc rất ít nơi có thể sửa chữa chúng

Tuy nhiên, các bên liên quan trong lĩnh vực dịch vụ ô tô và các nhà sản xuất ô tô đã đạt được một thỏa thuận vào năm 2009, trong đó, các công ty sản xuất sẽ cung cấp tài liệu và công cụ để bảo dưỡng xe cho các thợ máy bên ngoài. Họ phải trả tiền cho các bên sản xuất để lấy được thông tin này.

Nhưng thỏa thuận không đề cập đến nhiều yếu tố kỹ thuật số của các phương tiện hiện đại. "Thỏa thuận này cần được sửa đổi hoặc nêu ra một giải pháp lâu dài, bởi vì hiện tại, các tập đoàn như Tesla thậm chí còn không tham gia vào thoả thuận này", Brian Masse, một thành viên của Nghị viện tại Windsor West, Ontario, cho biết.

Ông Masse đã đề xuất luật về quyền sửa chữa ô tô vào đầu năm nay, yêu cầu các nhà sản xuất lớn chia sẻ phần mềm và các kĩ năng để bảo dưỡng xe của họ. Nghị sĩ nói rằng luật này rất quan trọng đối với an toàn công cộng vì một số người có thể vứt bỏ nếu phương tiện của họ không được thợ cơ khí địa phương sửa chữa.

Tesla đã cung cấp "Hộp công cụ" của mình cho các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba với một khoản phí, trong đó, hướng dẫn bảo dưỡng và sơ đồ mạch điện miễn phí. Tuy nhiên, các công ty cung cấp lượng thông tin khác nhau. Bà Chung cho biết lo ngại của các nhà sản xuất về an toàn và bảo mật là hợp lý, nhưng những thợ sửa chữa tin rằng họ có thể làm việc cùng nhau để tìm ra giải pháp.

Bà Chung muốn luật yêu cầu các nhà sản xuất ô tô cung cấp thông tin này cho các thợ máy độc lập. Nếu không có nó, cô ấy lo lắng người tiêu dùng sẽ phải gánh chịu chi phí. "Chúng tôi không muốn tình hình trở nên hỗn loạn và những chiếc xe gặp tình huống không an toàn. Suy cho cùng, thành thật mà nói, người tiêu dùng mới là những người sẽ mất thêm tiền vì điều này", bà Chung nói.