Gương chiếu hậu là một linh kiện được lắp đặt hai bên gần tay lái tại phía đầu của xe máy. Gương chiếu hậu xe máy giúp người điều khiển xe máy có thể quan sát dược hai bên phía sau. Điều này giúp người điều khiển xe thuận tiện hơn trong việc đi lại và di chuyển trên đường. Đặc biệt, trong các trường hợp lái xe muốn sang đường thì việc quan sát phía sau là rất quan trọng.
Do đó, nếu có gương xe máy thì bạn có thể bao quát được hết phía sau mà không lo nguy hiểm. Đây là một phụ kiện được xem là rất quan trọng và không thể thiếu trên mỗi chiếc xe máy của người dùng.
Bên cạnh đó, việc sử dụng xe không có gương chiếu hậu khi tham gia giao thông có thể bị phạt. Vậy nên người điều khiển xe cần lắp đặt phụ kiện này đầy đủ để tránh những trường hợp bị phạt hành chính.
Đi xe máy một gương có bị phạt không?
Về việc xử phạt đối với hành vi điều khiển xe máy thiếu gương chiếu hậu thì Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có quy định như sau:
" Điều 17: Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông:
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a. Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số, đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;
b. Điều khiển xe gắn biển số không đúng quy định; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển;
c. Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng;
d. Sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe;
đ. Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn;
e. Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế;
g. Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật;
h. Điều khiển xe lắp đèn chiếu sáng phía sau xe "
Như vậy, theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì bạn chỉ bị xử phạt nếu không có gương chiếu hậu bên trái, hoặc có nhưng không có tác dụng (hỏng, mờ, vỡ... vi phạm quy chuẩn).
Tóm lại, người điều khiển xe máy cần thực hiện đúng các tiêu chuẩn an toàn về gương chiếu hậu để tham gia giao thông được an toàn hơn. Còn về xử phạt đối với gương chiếu hậu thì chỉ bị xử phạt nếu không có gương trái hoặc gương trái không có tác dụng, còn nếu người điều khiển xe máy chỉ có một gương là gương bên phải thì vẫn bị xử phạt theo quy định của pháp luật và mức phạt sẽ từ 100.000 đến 200.000 đồng.