Mức phạt mới nhất đối với xe quá tải theo Nghị định 100Mức phạt đối với xe quá tải (xe chở quá tải trọng) theo quy định mới nhất là rất cao. Các tài xế cần nắm được thông tin để tránh tình trạng bị xử phạt, vừa mất tiền vừa bị tước giấy phép lái xe. Cụ thể mức phạt như thế nào, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Xe quá tải trọng là gì?
Trước khi đi vào tìm hiểu về các mức phạt, người lái cần nắm được thế nào là xe quá tải trọng. Theo Khoản 9, Điều 3, Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, trọng tải là khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở, được xác định theo giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Trường hợp ô tô chở hàng vượt quá trọng tải, người chủ xe cũng phải chịu trách nhiệm song song với tài xế điều khiển. Việc xử phạt sẽ được dựa trên giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe. Người có thẩm quyền sẽ xem xét các giấy chứng nhận này để đưa ra quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật.
Cách tính % quá tải:
% Quá tải = Khối lượng quá tải : Khối lượng chuyên chở x 100%
Trong đó: Khối lượng quá tải = Khối lượng toàn bộ xe khi kiểm tra thực tế - Khối lượng xe - Khối lượng hàng hóa được phép chở.
Ví dụ: Chiếc xe ô tô có khối lượng nặng 3 tấn, khối lượng chuyên chở ghi trong đăng kiểm là 5 tấn. Chiếc xe lúc bị cảnh sát giao thông cân có tổng trọng lượng là 10 tấn. Như vậy, số % quá tải sẽ là: [(10 - 3 - 5) : 5] x 100% = 40%.
Mức phạt xe quá tải hiện nay được quy định trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Mức phạt với lái xe quy định tại Điều 24, mức phạt với chủ xe quy định tại Điều 30.
Các mức phạt cụ thể như sau:
Lưu ý:
Lái xe ngoài bị phạt tiền còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 05 tháng; buộc hạ phần hàng quá tải theo hướng dẫn của lực lượng chức năng tại nơi phát hiện vi phạm;
Mức phạt với chủ xe nêu trên là mức phạt đối với chủ xe là cá nhân. Nếu chủ xe là tổ chức mức phạt gấp đôi;
Nếu chủ xe đồng thời là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo mức phạt đối với chủ xe;
Xe chở quá trọng tải dưới 10% không bị xử phạt.
Việc để xe chở quá tải thường xuyên có thể dẫn đến nhiều hệ lụy: xe nhanh bị hao mòn, xuống cấp; mất an toàn giao thông nghiêm trọng. Đồng thời, tài xế và chủ xe đều phải đối mặt với mức phạt không hề nhỏ.