Theo Time, nếu như thập niên 1980 tỷ lệ người dân đi xe đạp tại Bắc Kinh chiếm tới 63% thì con số này vào năm 2014 chỉ còn 17,8%. Tăng trưởng kinh tế kéo theo đời sống nâng cao, lượng ô tô cá nhân trên đường phố tăng cao bất thường gây hệ quả tắc đường thường xuyên. Khi đó, các phương tiện công cộng được chính phủ khuyến khích người dân sử dụng, trong đó có xe đạp công cộng, và mô hình xe đạp chia sẻ được hình thành.
Xe đạp công cộng tại Trung Quốc. (Nguồn: The Denver Post tại Getty Images)
Không phải của nhà nước, xe đạp chia sẻ là các dự án tư nhân cho phép người dân có thể thuê xe đạp dễ dàng bằng quét mã QR. Người dân muốn sử dụng sẽ cần phải cài ứng dụng và đặt cọc khoản tiền khoảng 45 USD. Mô hình này nhanh chóng thu hút được hàng trăm triệu người sử dụng nhờ sự thuận tiện và lượng xe đạp có sẵn ở mọi đường phố. Tính riêng tại Bắc Kinh năm 2018 đã có tới 2,4 triệu xe đạp chia sẻ với 11 triệu người đăng ký sử dụng. So sánh với một số thành phố lớn cùng thời điểm như New York chỉ có 10.000 xe đạp chia sẻ, con số đó của Paris là 21.000 và Luân Đôn chỉ 16.500 xe. Do đó sẽ không quá nếu gọi Trung Quốc là "vương quốc xe đạp"
Người dân đạp xe trên đường phố Trung Quốc. (Nguồn ảnh: Kevin Frayer trên Getty Images)
Cùng với số lượng người dùng lên tới hàng trăm triệu thì tổng giá trị các giao dịch của nền kinh tế chia sẻ cũng đạt những con số khủng, tới 500 tỷ USD (tính riêng năm 2017). Ofo, Mobike, Bluegogo là những start-up tiên phong trong lĩnh vực xe đạp chia sẻ và nhanh chóng được định giá tỷ đô khiến một cuộc đổ bộ của các nhà đầu tư tư nhân vào lĩnh vực này.
Với hơn 60 cái tên khác nhau tham gia vào lĩnh vực xe đạp chia sẻ, khiến cung vượt quá cầu. Cùng với đó là hàng triệu chiếc xe đạp xuất hiện tại mọi vỉa hè tại các thành phố của Trung Quốc khiến quỹ đất vốn ít ỏi nay trở nên trật hẹp hơn. Nhiều startup nhanh chóng phá sản khi các chi phí vượt quá lợi nhuận thu được. Tháng 10/2018, Bluegogo - startup đứng thứ 3 trong lĩnh vực xe đạp chia sẻ với 20 triệu người dùng đã nộp đơn xin phá sản khi nợ hàng triệu USD của nhà cung ứng lẫn tiền đặt cọc của người dùng.
Sự phá sản hàng loạt các đơn vị trong lĩnh vực xe đạp chia sẻ dẫn tới hình thành các "nghĩa địa xe đạp" trên khắp Trung Quốc. Và từ một phương tiện được đánh giá là thân thiện với môi trường, nhưng các bãi rác xe đạp đã trở thành vấn nạn tại nhiều thành phố lớn của Trung Quốc.
Hình ảnh một bãi rác xe đạp chia sẻ tại Thượng Hải, chụp vào ngày 8/7/2018 (Nguồn ảnh: Aly Song / Reuters)
Những chiếc xe đạp cũ đủ chủng loại được ép gọn thành đống tại một bãi rác ở Thượng Hải vào 6/2018. (Nguồn ảnh: Aly Song / Reuters)
Những chiếc xe đạp chia sẻ được dồn thành đống lớn ven sông ở Vũ Hán vào tháng 7/2018. (Nguồn ảnh: VCG via Getty).
Loạt xe đạp chia sẻ được vứt bỏ tại cánh đồng hoang ở Vũ Hán vào tháng 7/2018. (Nguồn ảnh: VCG via Getty)
Lốp phế thải xe đạp chất đống tại bãi rác ở Hàng Châu vào tháng 7/2018. (Nguồn ảnh: Long Wei / Barcroft Media trên Getty
Hình ảnh ấn tượng của xe đạp chia sẻ tại một bãi đất trống ở Nam Ninh vào tháng 4/2018. (Nguồn ảnh: VCG trên Getty)
Xe đạp chia sẻ đủ chủng loại được vất bỏ thành đống bên sông tại Vũ Hán vào tháng 7/2018 (Nguồn ảnh: VCG trên Getty)
Xe đạp chia sẻ được vứt bỏ tại khu nhà hoang ở Thượng Hải vào tháng 7/2018 (Nguồn ảnh: Aly Song / Reuters)
Loạt xe đạp chia sẻ được vứt bên đường tại Vũ Hán vào tháng 7/2018 (Nguồn ảnh: VCG trên Getty)
Một người dân đứng trước đống xe đạp chia sẻ bị vứt bỏ tại Vũ Hán vào tháng 6/2018. (Nguồn ảnh: Aly Song / Reuters)
Xe đạp chia sẻ được vứt bỏ tại khu đất trống tại Vũ Hán vào tháng 4/2018. (Nguồn ảnh: VCG trên Getty)
Với những quy định siết chặt quản lý xe đạp chia sẻ, cùng với việc nhiều chung cư, trung tâm thương mại treo biển cấm cho thuê xe đạp đã khiến tình trạng mất ổn định do quá nhiều xe được kiểm soát. Tuy nhiên "đất sống" của các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực này lại gần thu hẹp.
Theo số liệu thống kê mới nhất vào 6/2021 thì Ofo - cái tên thành công nhất trong lĩnh vực xe đạp chia sẻ tại Trung Quốc - đã bỏ hoàn toàn công việc kinh doanh ở nước ngoài, và tập trung cho thị trường nội địa. Tuy nhiên có lẽ sẽ còn rất nhiều khó khăn với đơn vị này khi tình trạng thua lỗ triền miên, và riêng trong năm 2020 đã có 15 triệu người dùng bỏ ứng dụng của Ofo và đòi hãng trả lại khoảng tiền hơn 250 triệu đô tiền đặt cọc.
Nguồn: http://danviet.vn/rung-minh-voi-nhung-nghia-dia-xe-dap-tai-trung-quoc-5020229214599118.htmNguồn: http://danviet.vn/rung-minh-voi-nhung-nghia-dia-xe-dap-tai-trung-quoc-5020229214599118.htm