Hệ thống phanh
Khi kiểm tra hệ thống phanh cần kiểm tra độ mòn của phanh, trường hợp xe sử dụng phanh dầu thì kiểm tra độ dầu của phanh. Nếu má phanh bị mòn thì cần phải thay thế còn dầu phanh ít thì cần bổ sung dầu phanh.
Nếu hệ thống phanh hoạt động kém hiệu quả sẽ gây nguy hiểm trong quá trình lưu thông nhất là khi gặp những tình huống bất ngờ, cần sử dụng phanh.
Hệ thống lốp
Kiểm tra áp suất hơi lốp, độ mòn của lốp để kịp thời thay lốp khi cần thiết. Nếu lốp mòn có thể gây ra hiện tượng trơn trượt, láng đường gây nguy hiểm, nhất là thời tiết mưa và ẩm ướt dịp Tết.
Dầu máy
Kiểm tra thay dầu máy cũng là việc cần thiết, chưa kể, đây còn là hạng mục kiểm tra định kỳ của xe máy.
Nếu dầu máy bị ít, nguy hiểm hơn là hết dầu sẽ khiến động cơ ngừng hoạt động, xe chết máy giữa đường.
Hệ thống đèn điện, còi
Đối với hạng mục này cần kiểm tra tổng thể còi, đèn pha, đèn hậu, xi nhan, nếu phát hiện hư hỏng cần phải thay còi hoặc thay đèn để đảm bảo hoạt động tốt, nhất là khi di chuyển vào buổi tối.
Hệ thống ốc
Kiểm tra hệ thống ốc toàn bộ các chi tiết của xe máy, siết chặt những vị trí ốc lỏng, và đặc biệt cần lưu tâm đến những vị trí ốc ở trục bánh xe, phanh xe.
Ngoài những hạng mục trên, đối với xe số, cần kiểm tra thêm độ chùng của xích xe, đối với xe ga thì kiểm tra hệ thống làm mát.
Thông thường, xe số đi khoảng 500 km – 10.000 km hoặc mỗi lần thay dầu nên kiểm tra và bôi trơn xích. Còn xe ga nếu hết nước làm mát hoặc nước làm mát quá ít sẽ gây nóng máy, không làm mát kịp thời gây chết máy.
Nguồn: http://danviet.vn/nhung-dieu-can-biet-khi-bao-duong-xe-may-dip-tet-5020219214582734.htmNguồn: http://danviet.vn/nhung-dieu-can-biet-khi-bao-duong-xe-may-dip-tet-5020219214582734.htm