Anh Nguyễn Quý Đường là một cán bộ làm về tài chính tại Hà Nội, hiện là chủ sở hữu của một trong những chiếc xe VinFast Lux A2.0 đầu tiên tại Việt Nam. Bài viết chia sẻ của anh về chiếc sedan đầu tay của người Việt gây sốt trong nhóm người sử dụng bởi những ghi chép tỉ mỉ, ít ai làm được. Dưới đây là những chia sẻ rõ hơn về những số liệu đó.
Trải nghiệm xe của tôi khá đa dạng trong nhiều phân khúc khác nhau, từ xe hạng A (Kia Morning, Hyundai i10), hạng B (Toyota Vios, Hyundai Accent), hạng C (Honda Civic, Toyota Corolla Altis), hạng D (Toyota Camry, Nissan Teana), hạng E (Mercedes-Benz E 300, BMW 5-series...) đến các dòng SUV (Fortuner, Everest, Sorento...). Thế nhưng cuối cùng, khi chọn mua chiếc xe đầu đời, tôi lại chọn VinFast Lux A2.0 Premium, một chiếc xe mà tôi chưa từng lái thử.
Khi biết tôi đặt cọc từ lúc hãng chỉ mới ra mắt mô hình trưng bày, nhiều bạn bè và người thân đều hỏi tại sao lại chọn mua xe Việt, lại còn của một tập đoàn trước giờ vẫn chuyên về bất động sản, bán lẻ. Lúc đó thực tình, tôi chưa chú trọng vào việc mua ô tô VinFast để ủng hộ hàng Việt Nam hay vì tinh thần dân tộc. Trước khi “chốt deal”, điều làm tôi vững tâm nhất chính là những yếu tố liên quan đến kinh tế như quy mô đầu tư, chiến lược và cách thức thực hiện (bao gồm tài chính, nhân sự, bài toán kinh tế, các tiêu chuẩn/chất lượng sản phẩm, cách tiếp cận thị trường Việt Nam/quốc tế)... của VinFast nói riêng và Vingroup nói chung.
Có chứ (cười). Về cảm giác lái, điều thú vị nhất với tôi là VinFast Lux A2.0 sử dụng hệ dẫn động cầu sau, tạo cho tôi cảm giác “đẩy” rất rõ, khác hẳn cảm giác bị “kéo” khi lái các xe dẫn động cầu trước. Đây là lý do chính khiến tôi luôn cảm thấy thoải mái kể cả khi trải qua một hành trình dài, đặc biệt trong những chuyến đi từ thiện tới các tỉnh miền Trung.
Tôi đã từng thử cả VinFast Lux A2.0 Premium và Mercedes-Benz E250 trên cùng quãng đường, cùng tốc độ và sử dụng chung thiết bị đo thì thấy VinFast có khả năng cách âm tốt hơn. Còn nếu bạn không tin vào nhận định trên, thì hãy nhìn vào loạt linh kiện của xe. Vốn là người kỹ tính, tôi đã “soi” vào từng linh kiện nhỏ để biết rằng chúng đều có nguồn gốc từ những thương hiệu như BMW, Denso, Continental, NGK, Brembo, Joyson Safety, Saint Gobain, OMP,…
Là người lấy xe trong đợt đầu nên gặp lỗi là điều không thể tránh khỏi, tôi cũng đã chuẩn bị tinh thần cho việc này. Tôi chưa từng được trải nghiệm dịch vụ chăm sóc khách hàng vì đây mới là lần đầu mua xe, nhưng khá bất ngờ vì thái độ và cách xử lý của nhân viên VinFast. Họ rất nhanh nhẹn. Khi tôi phản hồi về lỗi nút bấm Cruise Control và Volume, hãng đã gọi điện cho tôi để tư vấn và mời tôi tới khắc phục lỗi. Lúc tới bảo dưỡng, tôi cũng gặp một số khách hàng khác đang xử lý các hạng mục như xử lý đèn bị hấp hơi, xử lý đĩa phanh… Tôi chú ý quan sát và thấy họ đều hài lòng khi ra về.
Trải nghiệm đó bước đầu giúp tôi yên tâm hơn. Sau này khi được tăng thời gian bảo hành lên 5 năm thì cảm thấy đúng là không cần phải suy nghĩ. Tốc độ mạng lưới dịch vụ cũng đã được mở rộng nhiều nơi nên tôi không còn lo lắng nếu trong thời gian tới phải di chuyển những cung đường xa.
Tôi đang làm trong ngành tài chính, do đó tôi quen với việc thu thập và phân tích các con số thực tế để có cái nhìn toàn diện, chính xác về một vấn đề. Để đánh giá một chiếc xe, ví dụ khi nói về mức tiêu hao nhiên liệu, chi phí vận hành xe, giá xe thực tế... cần phải có con số để chứng minh. Việc trao đổi với những con số chính xác sẽ thú vị hơn nhiều, tránh sự cảm tính hoặc thiên vị.
Tôi đã gắn bó với xe tròn 20 tháng, tổng quãng đường tới hiện tại đã được gần 25.000 km. Trong đó, khoảng 85% quãng đường tôi chạy trong nội thành Hà Nội vào các giờ cao điểm buổi sáng và buổi chiều với tốc độ trung bình chỉ đạt 19-21 km/h. VinFast Lux A2.0 tiêu thụ khoảng 12.03L/100 km. Khi chạy trên đường trường, mức tiêu hao thực tế chỉ dao động từ 6.5 – 8L. Các con số trên tôi đều tự đo trong thực tế.
Mỗi tháng tôi sử dụng VinFast Lux A2.0 khoảng 1.200km. Với giá xăng hiện tại thì chi phí nhiên liệu hết khoảng 3 triệu đồng/tháng. Bên cạnh còn chi phí bảo dưỡng, gửi xe và các chi phí khác (rửa xe, gửi xe lẻ...), mỗi loại chi phí trung bình từ 500.000 – 1 triệu đồng/tháng. Hơn nữa, mức giá thay thế phụ tùng, bảo dưỡng, nhân công dịch vụ... rất rẻ, thậm chí còn thấp hơn nhiều so với Mazda hay Hyundai. Chiếc xe của tôi chỉ mất 3,3 triệu đồng chi phí bảo dưỡng cỡ trung cho 24.000 km.
Như vậy, theo tôi chi phí trung bình cho xe khoảng trên dưới 5 triệu đồng/tháng. Với kinh nghiệm của tôi, nếu thu nhập khoảng trên 50 triệu đồng/tháng thì việc “nuôi” Lux A2.0 khi có gia đình là vừa sức, không phải lo lắng nhiều.
Theo tôi thấy, phần mềm hiển thị màn hình của VinFast Lux A2.0 không có nhiều công năng, camera 360 kém, thậm chí quá mờ khi di chuyển trong vùng ánh sáng yếu. Người dùng đôi khi gặp tình trạng “treo” khi vào số lùi hoặc tự động khởi động lại màn hình khi đang sử dụng xe.
Tiếp theo đó, dù được trang bị tới 13 chiếc loa nhưng các dải âm trầm, bổng chưa tách bạch rõ ràng, khó có thể phân biệt được tần số khi để âm lượng nhỏ. Tuy vậy, nếu chỉ sử dụng Spotify, kết nối với USB, bluetooth... thì hệ thống này vừa đủ để đáp ứng nhu cầu. Tất nhiên, khi muốn nghe nhạc chất lượng cao như trong nhà hát thì cần phải đầu tư nhiều hơn.
Không chỉ đối với tôi, tôi tin là nhiều người dùng trước đây đã kỳ vọng VinFast sẽ cung cấp phần mềm Apple Carplay và Android Auto. May mắn là trong vài tuần trở lại đây, kết nối Apple Carplay đã trở thành hiện thực.
Với những người mua xe đợt đầu như tôi thì không thể tránh lỗi, điển hình là lỗi về phần mềm hay gây ra các tình huống dở khóc dở cười. Ví dụ như hệ thống Auto Start/Stop được tích hợp theo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường Châu Âu nhưng hoàn toàn không phù hợp với điều kiện giao thông ở Việt Nam. Đây chính là nguyên nhân gây hại ắc quy, hại bộ đề, báo lỗi không chính xác.
Cụ thể thì một số người dùng đã từng không thể nổ xe vì di chuyển vào khu vực bị phá sóng bởi khi đó, chìa khoá không kết nối được với động cơ. Ngoài ra, một số xe chưa được update phần mềm V86 có thể xảy ra tình trạng bị treo hoặc báo lỗi trong khoảng 4 phút nếu ấn nút Start/Stop khi đạp phanh không đủ sâu. Tuy nhiên, những lỗi này đều đã được VinFast cập nhật phần mềm và không còn tình trạng đó đối với các xe được giao gần đây.
Xe VinFast cũng xảy ra tình trạng báo lỗi ảo nhưng hãy yên tâm vì thực tế không nguy hiểm đến vậy. Vì xe được trang bị nhiều hệ thống cảm biến nên thỉnh thoảng có thể xảy ra tình trạng này rồi sau đó nhanh chóng biến mất. Các cảnh báo lỗi động cơ, kiểm soát hành trình, cảnh báo điểm mù hay thậm chí cảnh báo áp suất lốp... đôi khi hiện lên thoáng qua. Lỗi này đúng là đôi khi có làm người dùng bất an nhưng sau khi trao đổi với nhân viên VinFast cũng như tìm hiểu, tôi đã cảm thấy yên tâm hơn. Dẫu sao, đây cũng là điều tôi đã sẵn sàng tinh thần từ đầu khi mua xe, và cũng là điều mà những khách hàng đầu tiên của VinFast – như tôi, nên hiểu và đồng cảm cho hãng xe Việt.
Tất nhiên là tôi có quan tâm đến việc xe VinFast gần đây giảm giá, nhưng tôi không nghĩ nhiều đến việc mình bị “hớ” bao nhiêu tiền. Chiếc xe này với tôi vẫn quá trọn vẹn để phải nghĩ tới vấn đề bán lại. Mà nếu không bán lại thì chưa phải quan tâm đến giá. Cứ cho khoản chênh đó là tôi trả thêm để được trải nghiệm sớm thì cũng hợp lý. Hơn nữa, nhìn về mặt tích cực thì việc giảm giá xe sẽ khiến cộng động người sử dụng xe VinFast trở nên đông đảo hơn, đó là điều có lợi chứ không hề có hại.
Từ những trải nghiệm thực tế gần 2 năm qua, tôi có thể hài lòng khẳng định chất lượng của VinFast Lux A2.0 Premium vượt trội mọi đối thủ dòng sedan dù di chuyển trong màn đêm băng giá của vùng cao Hà Giang hay dưới cái nắng gắt 48 độ giữa trưa hè Hà Nội. Với thang điểm 8.5/10, nếu được lựa chọn lại, tôi vẫn sẽ chọn VinFast Lux A2.0.