Dù mới 25 tuổi, Trần Hoàng hiện là chủ nhân của 11 chiếc VinFast Lux, bao gồm 10 chiếc Lux A2.0 Tiêu chuẩn và 1 chiếc Lux SA2.0 Nâng cao. Dàn xe được Hoàng sử dụng vào mục đích kinh doanh dịch vụ vận tải, đưa đón hành khách quanh khu vực Hà Nội. Hoàng cho biết bản thân lấy một chiếc Lux A2.0 để phục vụ gia đình, cũng như đi làm hàng ngày trong thành phố.
VinFast Lux không phải dòng xe đầu tiên mà Hoàng sở hữu. Chàng trai 9x còn sử dụng song song với Mazda CX-5, Hyundai Tucson và có cơ hội trải nghiệm nhiều dòng xe khác, nhưng cuối cùng lại lựa chọn một mẫu xe Việt và coi đó là lựa chọn tối ưu ở thời điểm hiện tại.
Dịch vụ vận tải, đưa đón hành khách giờ đã quá phổ biến rồi, nên sau thời gian đắn đo, mình hướng đến dịch vụ vận tải phục vụ khách hàng cao cấp. Dù VinFast là thương hiệu mới trên thị trường, nhưng lại có sức hút rất lớn nên quyết định đầu tư một dàn VinFast Lux, bao gồm 10 xe Lux A2.0 và 1 xe Lux SA2.0.
Đây là điều tốt cho thương hiệu mới của mình. Xe VinFast Lux đi ra đường hay dừng đỗ ở đâu đều dễ dàng gây được sự chú ý.
Trước khi lấy lô xe này, mình cũng phân vân tới Toyota Camry. Dòng xe này vẫn có gì đó sang trọng, tên tuổi của Toyota nói chung và Camry nói riêng đã được khẳng định mấy chục năm nay trên thị trường. Nhưng sau khi cân nhắc, mình vẫn cảm thấy VinFast Lux A đáng để đầu tư hơn tại thời điểm này vì sức hút lớn hơn khi xuất hiện trên đường.
Ưu thế lớn nhất là bảo dưỡng, sửa chữa. Dòng VinFast này hồn châu Âu đấy nhưng chi phí bảo dưỡng, sửa chữa lại rất rẻ. Ví dụ lọc dầu chính hãng VinFast đang bán 115.000 đồng, còn lọc dầu y hệt trên BMW 520i có giá đâu đó 300.000-400.000 đồng, đắt gấp 3 lần.
Hay như tấm ốp gầm khoảng 500.000 đồng, cặp gương chiếu hậu có sấy, có chỉnh điện rơi vào tầm 6 triệu đồng, trong khi đôi gương của Hyundai Tucson và Mazda CX-5 gần 20 triệu đồng. Cản trước xe Hyundai Tucson trước mình có tham khảo giá ở garage ngoài, họ báo cản thô chưa sơn là hơn 5 triệu đồng, trong khi cản trước của Lux chỉ hơn 3 triệu đồng.
Chu kỳ bảo dưỡng của VinFast Lux là 8.000 km một lần, nhưng vì mình đang sử dụng dầu nhớt loại 10.000 km, nên 10.000 km mới đi bảo dưỡng. Tổng chi phí thay dầu và thay lọc dầu đâu đó 1,3-1,4 triệu đồng, thực sự quá rẻ. Chiếc Hyundai Tucson và Mazda CX-5 đi 5.000 km bảo dưỡng một lần và chi phí cũng rơi vào khoảng 1 triệu đồng rồi. Nếu xét một lần thì chi phí bảo dưỡng của VinFast Lux cao hơn, nhưng tính 10.000 km một lần thì lại rẻ hơn.
Về lâu về dài thì không dám khẳng định, còn ở thời điểm này, mình vẫn cảm thấy được lợi vì dùng xe VinFast Lux.
Bản chất là xe châu Âu nên chi phí nhiên liệu của Lux không thể so sánh với xe Nhật, Hàn. Mình đi làm trong Hà Nội hay gặp tắc đường, xe ngốn khoảng 12 L/100 km. Đây là tính đường ùn di chuyển chậm thôi, chứ nếu tắc cục bộ thì vô cùng. Mình cũng hay đi tuyến Hà Nội - Thái Nguyên, mức tiêu hao khoảng 6-6,5 L/100 km. Xe VinFast cứ 10.000 km sẽ “reset” trip tính mức tiêu hao trung bình một lần, xe mình đã đi được 18.000 km. Như vậy là 8.000 km gần nhất tiêu hao trung bình 7,4 L/100 km.
Đầu tháng 4, mình cũng đi chuyến Hà Nội - Hội An với tổng quãng đường 1.700 km, và mức tiêu hao nhiên liệu trung bình trên đồng hồ báo 6,4 L/100 km. Nhưng bản thân mình cũng xác định trước điều này rồi, chấp nhận đánh đổi thôi, không có chiếc xe nào hoàn hảo cả.
Những người đi xe VinFast Lux, nhất là người lần đầu trải nghiệm, hầu hết đánh giá tốt. Thỉnh thoảng vào dịp lễ Tết, khách đông, mình cũng đứng ra chạy luôn. Có một lần mình chở 3 người khách nước ngoài, họ nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh, đánh giá xe này cách âm tốt, đi êm, vào cua rất bám đường. Nhiều khách hàng lần sau gọi tổng đài đặt xe còn trực tiếp yêu cầu đúng xe VinFast Lux.
Mình có làm việc với hãng lúc mua xe. Phía VinFast có sẵn chính sách mua lô được giảm 3% mỗi xe. Trước đây, mình có 2 chiếc Mazda CX-5 thì lấy một chiếc đổi lên VinFast Lux SA2.0, hãng hỗ trợ 50 triệu đồng. Cộng dồn vào, số tiền hỗ trợ cũng khá lớn. Có lẽ VinFast đang muốn càng nhiều xe đến tay người dùng càng tốt ở thời điểm này.
Mình dự tính sử dụng lô xe này trong khoảng 8 năm, nếu chạy ổn định mất ít nhất 5 năm sẽ hòa vốn. Tuy nhiên, thời điểm dịch bệnh phức tạp như hiện nay khiến bài toán kinh tế phải thay đổi một chút vì có nhiều ngày cắt giảm 60% lượng xe chạy, thậm chí có ngày cắt giảm tới 80%.
Mình đang sử dụng xe này để đi lại hàng ngày. Tất cả công việc, đi chơi đều sử dụng VinFast Lux A2.0 vì cũng muốn vừa trải nghiệm vừa quảng bá thương hiệu. Trung bình mỗi ngày mình đi 20-30km trong nội thành, thường xuyên đi cung Hà Nội - Thái Nguyên và thi thoảng đi công tác trong phạm vi 200 km. Khoảng 2-3 tháng sẽ về quê Nam Định một lần. Đến nay cũng chạy xe này được 5 tháng.
VinFast Lux A2.0 có “chất” xe châu Âu, vô-lăng đầm, lái chính xác, chân ga và chân phanh đều mang lại cảm giác tự tin. VinFast Lux A2.0 sử dụng nền tảng của BMW 5-Series, động cơ BMW N20, phanh Brembo và hộp số tự động ZF đều rất đáng tiền và xứng đáng so với số tiền bỏ ra.
Mình ít có dịp ngồi hàng ghế sau. Từ lúc mua xe đến giờ mới ngồi sau được 5 lần khi đi công việc. Điều đáng khen là mặt ghế rất dài, rộng và hơi dốc về sau đỡ được toàn bộ phần đùi nên người ngồi sẽ cảm thấy chắc chắn. Có một lần mình đi công tác tỉnh phải đi đường xấu nhưng ngồi sau không biết gì. Đến lúc quay về thấy đường xấu, mới thấy hệ thống treo và giảm xóc của VinFast Lux thực sự đáng nể.
Hyundai Tucson và Mazda CX-5 là 2 mẫu xe cùng phân khúc crossover của Hàn và Nhật. Với Tucson, mình đánh giá rộng rãi, đầm và thiết kế đẹp hơn CX-5. Nhưng Mazda CX-5 lại vượt trội ở trang bị công nghệ, tiện nghi. Nhưng vì còn trẻ, vẫn thích cầm lái nên mình chuyển sang dùng sedan. Xe sedan thì mang lại trải nghiệm lái tốt hơn so với crossover và SUV, nhưng phải chấp nhận mất đi sự đa dụng.
VinFast Lux SA2.0 có ưu điểm khung gầm của BMW X5 và thiết kế bắt mắt, không gian nội thất rộng rãi hơn so với Lux A2.0. Nhưng khi dùng chiếc Lux SA2.0 khoảng 1 tuần thì mình cảm thấy không thực sự thoải mái khi ngồi hàng ghế sau, đi vào ổ gà có tình trạng hơi lắc ngang, cộng với tiếng động cơ và tiếng lốp dội vào khoang cabin khá rõ. Khi chạy Lux A2.0 thì không có tình trạng tương tự.
Không có mẫu xe nào không có lỗi, đặc biệt là hãng xe non trẻ. 11 chiếc VinFast Lux mình đang sử sử dụng sau gần 5 tháng, chiếc đi ít nhất là 10.000 km và chiếc đi nhiều nhất gần 40.000 km, nên mình cũng gặp một số lỗi. Tuy nhiên, đó chỉ là lỗi phần mềm, hệ thống sẽ báo lên đồng hồ nhưng tắt được ngay khi đó, hoặc đang đi màn hình cảm ứng trung tâm bị treo dẫn đến hệ thống điều hòa không ổn định. Mình khắc phục bằng cách tắt động cơ khoảng 5-10 phút và khởi động lại, mọi thứ trở lại bình thường. Sau đó, mình đưa xe vào hãng để cập nhật phần mềm thì đến nay chưa gặp lại trường hợp tương tự.
Với VinFast Lux SA2.0, lỗi duy nhất gặp phải là bộ điều khiển bóng hơi khiến chiếc xe bị xẹp bóng hơi và lệch hẳn sang một bên. Mình cũng đem xe vào hàng để kiểm tra thì kỹ thuật viên ghi nhận và gửi thông tin về nhà máy chờ trả lời. Một tuần sau, hãng gọi mình đưa xe vào xưởng dịch vụ để thay thế bộ điều khiển mới. Đến nay xe chưa gặp lỗi đáng kể nào khác.
Còn về voucher nghỉ dưỡng, gia đình mình phải ngồi họp để bàn xem nên đi những đâu và mời thêm những ai đi cùng từ sớm, bởi mỗi voucher áp dụng cho 4 người lớn và 2 trẻ em, mà nhà mình có tới 11 voucher. Chốt lại, gia đình mình đi Nha Trang 3 lần, Phú Quốc 1 lần, Hội An 1 lần trong 2 tháng và các chuyến đi không có trục trặc gì cả. Quan trọng là mình phải chủ động từ sớm.
Nếu lần tới đổi xe thì mình chắc chỉ đổi lên xe châu Âu mới không bị hụt hẫng (cười).
Ảnh: Lee Hoàng
Video: Cấn Hưng