Siêu du thuyền lắp vũ khí 'khủng' như tàu chiến: Hải tặc vừa nhìn đã khiếp vía xin tha!

Từ súng ống cho đến hệ thống gây nhiễu, tung hỏa mù, siêu du thuyền ngày nay đang trở thành một cỗ máy quân sự đáng nể.

Ngoài việc được đắm mình trong khung cảnh thiên nhiên rộng lớn, điểm nổi bật của siêu du thuyền là sự gắn kết giữa thuyền trưởng và thủy thủ đoàn cũng như những công nghệ và tiện nghi mới được bổ sung để tạo sự thoải mái và an toàn cho những vị khách quan trọng.

Nhưng nhìn ở khía cạnh khác, chúng ta đang ngồi trên thứ tài sản xa hoa, trôi nổi đến những vùng hẻo lánh với những ly cocktail trong tay, điều đó gây chú ý cho những tên cướp biển, thợ săn ảnh tới viếng thăm siêu du thuyền.

Siêu du thuyền lắp vũ khí khủng như tàu chiến: Hải tặc vừa nhìn đã khiếp vía xin tha! - Ảnh 1.

Đó là thực tế đang diễn ra ở Venezuela và Trinidad, hai khu vực trước đây vốn an toàn với các du thuyền nhưng hiện đã nằm trong danh sách báo động đỏ do nạn cướp biển ngày càng hoành hành.

Theo thống kê của Cơ quan Hàng hải quốc tế (IMB) nắm vai trò giám sát an ninh trên biển, số vụ tấn công bắt cóc trên biển toàn thế giới trong năm 2020 là 135 vụ, trong đó riêng tại Vịnh Guinea đã xảy ra tới 130 vụ.

Đứng trước những nguy hiểm luôn rình rập, nhiều chủ sở hữu du thuyền đã chi hàng triệu USD để lắp đặt công nghệ quân sự trên các siêu du thuyền lớn.

Từ các khoang thoát hiểm bí mật đến các loại vũ khí phi sát thương tốt nhất. Dưới đây là 9 thiết bị hàng đầu hiện đang được sử dụng để ngăn chặn cướp biển cũng như những vị khách không mời mà đến.

Siêu du thuyền lắp vũ khí khủng như tàu chiến: Hải tặc vừa nhìn đã khiếp vía xin tha! - Ảnh 2.

Hình ảnh du thuyền TANIT bị cướp biển Somali tấn công khiến thuyền trưởng thiệt mạng vào năm 2009.

1. Thiết bị tạo âm thanh tầm xa (LRAD): Là thiết bị phát âm thanh không gây chết người, sử dụng chùm âm thanh có cường độ vượt mức chịu đựng của con người (lên đến 155dB) nhằm gây đau đớn, hướng tới mục đích xua đuổi.

Hệ thống LRAD đã được lắp đặt trên các tàu Hải quân Mỹ tuần tra ở cảng Basra, Iraq để liên lạc và cảnh báo những tàu thuyền đi lại xung quanh các cơ sở dầu mỏ.

2. Hệ thống sonar (của hãng Sonardyne): Có khả năng phát hiện, theo dõi và xác định thợ lặn và các phương tiện dưới nước đang tiếp cận siêu du thuyền từ bất kỳ hướng nào để cảnh báo cho nhân viên an ninh về mối đe dọa.

Nó khả năng xác định mục tiêu ở phạm vi lên đến 1.200 mét. Sonardyne cũng cung cấp Hệ thống phát hiện thợ lặn DDS-03 tương tự nhưng được sử dụng chủ yếu cho hải quân.

3. Hệ thống chống máy bay không người lái của hãng Sparrowhawk: Phát hiện và xác định máy bay không người lái thương mại trong phạm vi 20 km, cung cấp định vị GPS của cả máy bay không người lái, tốc độ và hướng đi của chúng.

Khi máy bay không người lái đe dọa, hệ thống sẽ cho phép tạo ra một "vùng nhiễu" điện tử có bán kính hơn 500m xung quanh siêu du thuyền. Nếu máy bay không người lái tiếp cận "vùng nhiễu" này, tín hiệu điều khiển sẽ bị chặn và buộc phải hạ cánh hoặc quay lại.

Hãng Sparrowhawk còn cung cấp một thiết bị chống máy bay không người lái tự động được thiết kế để bắt, tóm gọn chúng một cách an toàn.

Siêu du thuyền lắp vũ khí khủng như tàu chiến: Hải tặc vừa nhìn đã khiếp vía xin tha! - Ảnh 3.

Hệ thống LRAD.

4. Hệ thống ẩn mình GOST Cloak: Được thiết kế để bảo vệ trong khoảng thời gian giới hạn từ khi kích hoạt cảnh báo đến khi đội phản ứng đến hiện trường. Màn sương Cloak bao phủ khu vực bằng một đám khói, khiến kẻ xâm nhập bối rối và buộc phải rút lui. Khói hữu cơ được tạo ra bởi một dung dịch glycol đặc biệt, làm giảm tầm nhìn xuống dưới 1m.

5. Phòng thoát hiểm bọc thép: Các phòng thoát hiểm đang ngày càng phổ biến trong nhiều siêu du thuyền hiện nay. Nó được trang bị hệ thống thông gió, nước, thực phẩm và thông tin liên lạc.

Các nhà phát triển cũng đang cố gắng tạo ra một phòng thoát hiểm Life-Pod có lớp vỏ chống va đập cao với khả năng kiểm soát nhiệt độ, tích hợp hệ thống định vị toàn cầu, kín nước, chống lửa và lọc không khí.

6. Hệ thống khóa bên ngoài của hãng MAST: Cung cấp các hệ thống và dịch vụ an ninh hàng hải bao gồm khóa và cảm biến để khóa toàn bộ điều khiển được sử dụng trên du thuyền.

7. Robot giám sát: Throwbot® 2 là một robot siêu nhỏ cho phép người vận hành thu được video và giám sát âm thanh tức thì. Nó rất hữu ích cho các hoạt động chống cướp biển, trong đó robot được điều khiển từ xa sẽ lên tàu và gửi về cảnh quay. Ánh sáng yếu cũng không phải là vấn đề vì Throwbot® 2 có đèn chiếu sáng hồng ngoại để quay video hoàn toàn trong bóng tối.

8. Hệ thống Running Gear Entanglement: Là hệ thống cầm tay có khả năng phóng quang phổ khiến cho các thuyền định tiếp cận bị hạn chế di chuyển.

9. Súng Dazzle Dazzle: Là một loại vũ khí laser sử dụng ánh sáng xanh để làm mất phương hướng và làm mù tạm thời những tên cướp biển. Nó có thể được sử dụng vào cả ngày và đêm và được cơ quan chức năng cho phép sử dụng.

Với nhu cầu an ninh ngày càng tăng từ các khách hàng sở hữu siêu du thuyền, các công nghệ quân sự đang được áp dụng phổ biến hơn nhằm bảo vệ tuyệt đối các chuyến đi của họ.