Những hiểu nhầm tai hại trong làng xe: Xăng xịn hiệu suất cao, số sàn tiết kiệm hơn số tự động

Làng ô tô đã bị cuốn vào nhiều câu chuyện không có thật nhưng ai cũng tin.

Ý nghĩa tên Aston Martin

Những hiểu nhầm tai hại trong làng xe: Xăng xịn hiệu suất cao, số sàn tiết kiệm hơn số tự động - Ảnh 1.

Người sáng lập Aston Martin - Ảnh: Hot Cars

Hiểu nhầm: Aston Martin được ghép giữa tên người sáng lập (Lionel Martin) và ngôi làng nổi tiếng Aston Clinton (hạt Buckinghamshire, Anh)?

Sự thật: Aston Martin được ghép giữa tên người sáng lập (Lionel Martin) và đường đua Aston Hill. Tất nhiên có mối liên quan giữa đường đua và ngôi làng, nhưng lý do đặt tên thì không liên quan đến mối liên hệ đó.

Đua drag

Những hiểu nhầm tai hại trong làng xe: Xăng xịn hiệu suất cao, số sàn tiết kiệm hơn số tự động - Ảnh 2.

Quãng đường thực tế của đua drag là như nhau? - Ảnh: Motor1

Hiểu nhầm: Độ dài tiêu chuẩn của đua drag là 1/4 dặm (khoảng 402m).

Sự thật: Những chiếc xe chạy bằng nitromethane (nhiên liệu động cơ cho tên lửa và máy bay mô hình) và chạy trong các sự kiện của Hiệp hội NHRA ở Mỹ phải cạnh tranh trên quãng đường chỉ khoảng 301m.

Mẫu xe đầu tiên được sản xuất hàng loạt

Những hiểu nhầm tai hại trong làng xe: Xăng xịn hiệu suất cao, số sàn tiết kiệm hơn số tự động - Ảnh 3.

Nếu định nghĩa lại "dây chuyền sản xuất" thì có thể Ford Model T sẽ tuột mất danh hiệu - Ảnh: Ford

Hiểu nhầm: Ford Model T (1908) chính là chiếc xe đó, với hơn 15 triệu chiếc được sản xuất trong 18 năm, giữ kỷ lục cho đến khi Volkswagen "đạp đổ" vào năm 1972.

Sự thực: Trước đó, Oldsmobile Curved Dash 1901-1907 (Ford Model R) đã được lắp ráp từ những bộ phận được sản xuất trên "dây chuyền", dù thực tế "dây chuyền" chỉ là chiếc xe đẩy đưa Model R đi khắp nhà máy để hoàn thiện.

Tiếp tục là Model T

Những hiểu nhầm tai hại trong làng xe: Xăng xịn hiệu suất cao, số sàn tiết kiệm hơn số tự động - Ảnh 4.

Ford Model T chỉ có lựa chọn duy nhất là màu đen? - Ảnh: Ford

Hiểu nhầm: Ford Model T chỉ có màu đen. Dựa trên câu nói nổi tiếng của nhà sáng lập Henry Ford: "Khách hàng nào cũng có thể có được chiếc xe hơi sơn màu anh ta muốn nếu như nó màu đen" vào năm 1909, khi Model T đang được sản xuất hàng loạt.

Sự thực: Trong 6 năm đầu sản xuất, Model T không có bảng màu đen. Từ năm 1914-1925 mới là lúc màu đen thống trị, khoảng 11,5 triệu trong số 15 triệu chiếc được sản xuất. Do đó, màu đen phổ biến nhất, nhưng không phải tất cả xe nào cũng màu đen.

Toyota Corolla bán chạy nhất?

Những hiểu nhầm tai hại trong làng xe: Xăng xịn hiệu suất cao, số sàn tiết kiệm hơn số tự động - Ảnh 5.

Toyota Corolla có thực sự là chiếc xe bán chạy nhất thế giới? - Ảnh: Toyota

Hiểu nhầm: Toyota Corolla là chiếc xe bán chạy nhất thế giới.

Sự thực: Nếu chỉ nhìn doanh số thì đúng. Nhưng nếu thay đổi góc nhìn thì chưa hẳn. Toyota Corolla đã trải qua 12 thế hệ, thế hệ 12 khác hẳn chiếc đầu tiên trừ việc chung bảng tên. Nhưng Ford Model T và Volkswagen Beetle được phát triển rất chậm, thay đổi gần như không đáng kể xét theo chiều dài lịch sử.

Volkswagen Beetle luôn là Beetle?

Những hiểu nhầm tai hại trong làng xe: Xăng xịn hiệu suất cao, số sàn tiết kiệm hơn số tự động - Ảnh 6.

Volkswagen Beetle đã ngừng sản xuất từ năm 2019 - Ảnh: Volkswagen

Hiểu nhầm: Volkswagen Beetle là chiếc đầu tiên, cũng là mẫu xe tồn tại lâu nhất, được yêu thích nhất và bán chạy nhất của nhà sản xuất Đức.

Sự thực: Mãi đến năm 1977 mới xuất hiện cái tên Beetle. Thế hệ đầu tiên được gọi là Type 1, còn được gọi là Käfer (bọ cánh cứng). Từ thế hệ thứ hai, Käfer mới thành Beetle và thực tế không có kế thừa chút nào từ chiếc xe ban đầu trừ vẻ ngoài tương tự.

Xăng xịn thì hiệu suất cao?

Những hiểu nhầm tai hại trong làng xe: Xăng xịn hiệu suất cao, số sàn tiết kiệm hơn số tự động - Ảnh 7.

Cứ đổ xăng xịn là đi sướng hơn? - Ảnh: Refined-Marques

Hiểu nhầm: Nhiều người cho rằng, dùng loại xăng càng tốt thì xe càng "bốc".

Thực tế: Theo Hiệp hội Ôtô Hoa Kỳ (AAA), đúng là dùng xăng cao cấp thì hiệu suất được cải thiện một chút, thậm chí giảm một chút lượng tiêu thụ. Nhưng "một chút" đó không đủ để bù vào phần phải trả thêm. Do đó, trừ khi mẫu xe yêu cầu, xăng thường là quá đủ.

Số sàn

Những hiểu nhầm tai hại trong làng xe: Xăng xịn hiệu suất cao, số sàn tiết kiệm hơn số tự động - Ảnh 8.

Người thích tiết kiệm xăng nên đi xe số sàn? - Ảnh: Hot Cars

Hiểu nhầm: Sử dụng xe số sàn tiết kiệm nhiên liệu hơn.

Thực tế: Điều đó có thể đúng trong quá khứ. Nhưng nay công nghệ đã đủ phát triển để số sàn hay số tự động gần như không có khác biệt gì trong vấn đề đổ xăng.

Cấm sử dụng điện thoại khi ở trạm xăng

Những hiểu nhầm tai hại trong làng xe: Xăng xịn hiệu suất cao, số sàn tiết kiệm hơn số tự động - Ảnh 9.

Lý do thực sự của việc không sử dụng điện thoại ở cây xăng là gì? - Ảnh: Sinclair Oil Corporation

Hiểu nhầm: Lý do là tia lửa từ các thiết bị có thể đốt cháy hơi xăng và gây ra nổ/hỏa hoạn.

Sự thực: Chưa từng có sự cố nào như vậy được ghi nhận trên khắp thế giới. Quy định này được đưa ra chủ yếu vì không muốn tài xế mất tập trung có thể gây tai nạn khi lái xe vào trạm thôi.

Mua xăng vào buổi sáng

Những hiểu nhầm tai hại trong làng xe: Xăng xịn hiệu suất cao, số sàn tiết kiệm hơn số tự động - Ảnh 10.

Thời điểm mua xăng không có nhiều ý nghĩa - Ảnh: USA Today

Hiểu nhầm: Mua xăng vào buổi sáng lợi hơn do "đậm đặc" hơn lúc chưa bị giãn nở vì nhiệt độ trong ngày.

Sự thực: Bể chứa xăng được thiết kế đủ để cách ly nhiên liệu với nhiệt độ bên ngoài, vì vậy niềm tin này là vô nghĩa.

Lốp xe

Những hiểu nhầm tai hại trong làng xe: Xăng xịn hiệu suất cao, số sàn tiết kiệm hơn số tự động - Ảnh 11.

Lốp lớn là ưu thế? - Ảnh: Tacoma World

Hiểu nhầm: Lốp càng lớn càng tốt.

Sự thực: Trừ khi định đi qua những vùng đất thực sự khó nhằn, nếu không, thay lốp quá to so với lốp nhà sản xuất đưa ra là không cần thiết. Nhà sản xuất nào cũng muốn xe hoạt động tốt nhất trong khả năng, vì vậy họ sẽ lắp loại lốp tối ưu cho chiếc xe đó.

Giới hạn tốc độ

Những hiểu nhầm tai hại trong làng xe: Xăng xịn hiệu suất cao, số sàn tiết kiệm hơn số tự động - Ảnh 12.

Không phải đoạn đường nào cũng phù hợp để đi tốc độ thấp hơn - Ảnh: USA Today

Hiểu nhầm: Giảm giới hạn tốc độ sẽ giúp giảm nguy cơ xảy ra tai nạn.

Sự thực: Nghiên cứu ở Đan Mạch (từ 110 km/h lên 130 km/h) cho thấy tăng giới hạn tốc độ lại giúp giảm nguy cơ. Nguyên nhân có thể là do việc ai cũng đi nhanh sẽ khiến ít người sốt ruột tìm cách vượt ẩu hơn.