Audi 5000 gặp vấn đề về tăng tốc
Những chiếc xe Audi từng được coi là xe Volkswagen dạng cải tiến. Trong suốt những năm 1980, Audi đã cho thấy sản phẩm của họ không chỉ tốt hơn xe Volkswagen tiêu chuẩn mà còn tự tin sánh ngang với những "con quái vật" do BMW, Mercedes-Benz và thậm chí là Porsche sản xuất. Cũng vào khoảng thời gian này, nhà sản xuất đã phải hứng chịu nhiều ý kiến trái chiều vì một một lỗi sai tưởng chừng đơn giản nhưng lại gây chết người.
Quay trở lại với chiếc Audi 5000CS Turbo Quattro 1986 huyền thoại, khó ai có thể nghĩ rằng phiên bản cơ sở của chiếc xe này khiến Audi tiêu tốn hàng tỷ USD. Vào ngày 23 tháng 11 năm 1986, chương trình 60 Minutes (được thực hiện bởi các phóng viên điều tra) của đài CBS có trụ sở tại Mỹ đã phát sóng một phân đoạn về khả năng tăng tốc ngoài ý muốn của Audi 5000. Video kể trên gần như đã ngăn cản Audi bán xe tại thị trường Bắc Mỹ.
Cựu giám đốc Nissan bị truy nã quốc tế
Sau khi trở thành Giám đốc điều hành của Nissan vào năm 2001, vị lãnh đạo người Pháp Carlos Ghosn đã thực hiện 'Kế hoạch phục hồi Nissan'. Chiến lược này bao gồm một số biện pháp đi ngược lại các phương thức kinh doanh truyền thống của Nhật Bản. Cuối cùng, kế hoạch của Ghosn đã giúp Nissan có lãi. Thành công đó khiến ông trở nên quá tự cao, tham gia vào một vụ gian lận kế toán rất phức tạp. Sau đó, ông đã trốn khỏi Nhật Bản và vẫn bị cảnh sát Pháp phát lệnh truy nã quốc tế vào tháng 4/2022.
Daimler - bê bối hối lộ
Trở lại năm 2010, Mercedes-Benz gặp rắc rối vì mắc phải một số sai lầm. Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ, thường được gọi là SEC, đã mở một cuộc điều tra về Mercedes-Benz bởi thương hiệu Đức có thể đã tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp. Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cuối cùng đã phạt Mercedes-Benz 185 triệu USD. Sau đó gần 10 năm, hãng xe Đức tiếp tục "dính" vào một vụ bê bối khí thải khiến uy tín của hãng có phần sa sút.
Lốp xe Ford dễ bị nổ
Lốp là một trong những yếu tố quan trọng nhất của một ô tô. Bất chấp tất cả các tuyên bố rằng lốp xe thông thường tạo ra ô nhiễm không khí nhiều hơn so với khí thải, chúng vẫn được sản xuất với số lượng khổng lồ để đảm bảo nguồn cung. Như đã đề cập ở trên, lốp xe phải được sản xuất cẩn thận vì một sai sót nhỏ nhất trong quá trình này cũng có thể dẫn đến hậu quả tai hại.
Trở lại đầu những năm 2000, Ford sử dụng lốp xe Firestone Wilderness để lắp đặt trên chiếc Explorer của họ. Dù Firestone biết lốp bị lỗi nhưng vẫn cung cấp cho Ford. Sau một số vụ nổ lốp xe, hàng loạt vụ kiện chống lại Firestone và Ford đã được thực hiện. Theo thống kế, sai lầm trên đã khiến 46 người tử vong.
Lỗi túi khí Takata
Các tính năng an toàn đã được cải thiện đáng kể từ khi chiếc ô tô đầu tiên được ra mắt. Khi xe hơi ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn, việc tìm cách bảo vệ hành khách trở nên cần thiết. Rất nhiều tính năng phổ biến trên ô tô ngày nay đã được giới thiệu. Từ cần gạt nước kính chắn gió đến túi khí, danh sách các yếu tố an toàn rất đa dạng.
Túi khí lần đầu tiên được cấp bằng sáng chế vào năm 1952 bởi John W. Hetrick. Nhận thấy khả năng bảo vệ ưu việt hành khách, nó cuối cùng đã trở thành bộ phận bắt buộc phải có trên mỗi ô tô được bán ở thị trường Bắc Mỹ. Trong khi đó, thương hiệu Takata nổi tiếng với việc sản xuất túi khí và các sản phẩm liên quan đến xe hơi. Tuy nhiên năm 2013, hơn 15 nhà sản xuất ô tô đã thực hiện đợt triệu hồi do lỗi túi khí người lái và hành khách. Sự cố của thương hiệu Takata khiến 42 triệu xe ở Mỹ bị ảnh hưởng.
Xe Ford Pinto bị hỏa hoạn
Ford Pinto là một trong những chiếc xe gây tranh cãi nhất trong ngành công nghiệp ô tô Mỹ. Nếu chiếc Pinto gặp phải một vụ va chạm từ phía sau, bình xăng sẽ nổ tung. Hậu quả là Ford đã thu hồi toàn bộ 1,5 triệu chiếc xe liên quan tới sự cố. Sau một số vụ kiện, Ford phải bồi thường 3 triệu USD cho các bên liên quan và thiệt hại thêm 3,5 triệu USD để khắc phục lỗi.
Hệ thống đánh lửa gặp lỗi trên sản phẩm của General Motors
Nhà sản xuất General Motors đã biết từ lâu rằng hệ thống đánh lửa của họ không thể chịu được mức rung lắc tối thiểu. Điều này khiến động cơ sẽ tắt, dẫn đến các túi khí bị vô hiệu hóa. Lỗi sai này đã khiến 124 người tử vong và GM phải thu hồi 60 triệu xe trên toàn cầu. GM đã phải trả 600 triệu USD tiền bồi thường thiệt hại cho các gia đình có liên quan.
Volkswagen gian lận khí thải
Tại Mỹ, xe chạy động cơ dùng dầu diesel thường là xe tải. Được quảng cáo là ít gây ô nhiễm hơn xăng truyền thống, diesel cuối cùng đã được áp dụng cho mọi phương tiện tại châu Âu. Trong những năm gần đây, dầu diesel đã trở thành một sự thay thế hấp dẫn cho xăng thông thường ở Mỹ. Tuy nhiên, mọi thứ trở nên tồi tệ khi Volkswagen bị bắt quả tang quảng cáo sai sự thật.
Volkswagen đã gặp phải rắc rối khi bị phát hiện phần mềm giám sát khí thải của họ được cho là được lập trình để sửa đổi dữ liệu thu thập được. Điều này đã ảnh hưởng đến các loại xe Volkswagen, Audi và Porsche. Sau bê bối này, một số nhà sản xuất khác tiếp tục bị phát hiện vì sai lầm tương tự.
Lỗi dính chân ga trên xe Toyota và Lexus
Với độ tin cậy và giá cả phải chăng, những chiếc xe đến từ Nhật Bản luôn có lợi thế hơn hẳn những chiếc xe do Mỹ sản xuất. Hơn nữa, chúng được coi là 'cỗ máy bất tử' trong khi hầu hết xe Mỹ sẽ hoạt động không hiệu quả sau khi đi được 100.000 dặm. Sau nhiều thập kỷ thành công, Toyota đã mắc phải một sai lầm không đáng có.
Toyota Camry là chiếc sedan bán chạy nhất ở Mỹ vào năm 2021. Tuy nhiên, mọi thứ không phải lúc nào cũng trở nên suôn sẻ. Bắt đầu từ khoảng năm 2007, các chủ sở hữu Toyota và Lexus nhận thấy rằng chân ga trên xe của họ hay bị dính. Điều này đã dẫn đến một số vụ tai nạn, bao gồm cả những vụ tai nạn chết người.
Theo Hotcars