Gặp “bác sĩ” 53 năm làm nghề “bắt mạch” cho ô tô: Tôi muốn truyền nghề miễn phí cho người nghèo nhất, chất phác nhất!

“Mệt lắm các con ạ, ở cái tuổi thất thập cổ lai hy làm nghề này sao không mệt. Mệt nhưng tôi phấn khởi”, bà Sâm nói.

Tìm đến ngôi nhà số 46 trên đường Ngọc Lâm (Long Biên, Hà Nội) vào một buổi chiều đông, chúng tôi bắt gặp hình ảnh cụ bà tóc bạc trắng, ngồi trên ghế xếp, đang thưởng thức ly trà với vẻ mặt thư thái.

"Tôi đang uống trà đợi khách, sáng nay đi đám cưới có mấy người hẹn mà chưa tư vấn được cho họ", bà Nguyễn Thị Hồng Sâm nở nụ cười.

Gặp “bác sĩ” 53 năm làm nghề “bắt mạch” cho ô tô: Tôi muốn truyền nghề miễn phí cho người nghèo nhất, chất phác nhất! - Ảnh 1.

Bà Sâm ngồi pha trà đợi khách

Gặp “bác sĩ” 53 năm làm nghề “bắt mạch” cho ô tô: Tôi muốn truyền nghề miễn phí cho người nghèo nhất, chất phác nhất! - Ảnh 2.

... với vẻ mặt thư thái

Gặp “bác sĩ” 53 năm làm nghề “bắt mạch” cho ô tô: Tôi muốn truyền nghề miễn phí cho người nghèo nhất, chất phác nhất! - Ảnh 3.

Bài thơ mà khách hàng làm tặng riêng cho bà Sâm

53 năm làm nghề, tay cầm cờ lê nhiều hơn cầm phấn, son

Nếu nhìn thoáng qua, chắc chắn ai cũng nghĩ rằng người phụ nữ này đang an hưởng tuổi già. Nhưng không, năm nay đã 73 tuổi nhưng bà Sâm khá khoẻ, nhanh nhẹn và tinh tường. Đặc biệt, bà vẫn hành nghề sửa chữa ô tô - nghề được cho là của cánh mày râu.

Đều đặn từ 8h00 sáng đến 17h00 chiều, người phụ nữ vừa là thợ, vừa là chủ luôn nhiệt tình tư vấn cho những người khách ghé qua.

"Tôi làm nghề này tính đến nay đã hơn 53 năm. Đa phần đều là những khách quen đến sửa, nhiều khách sửa xe quen thuộc lên tới hơn 30 năm. Bất cứ chiếc xe nào họ đưa tới, tôi chỉ cần nghe tiếng máy nổ hay nhìn bằng mắt là có thể bắt được "bệnh" cho chiếc xe đó ngay", bà Sâm nói.

Mấy năm nay, bà Sâm chủ yếu sửa phần máy trên (khu vực cabo) và ắc-quy, không chui gầm xe sửa nữa do tuổi đã cao. Trường hợp xe nào hỏng, cần chui gầm xe kiểm tra, bà tư vấn giúp khách, rồi hướng dẫn đưa ra gara ô tô lớn sửa.

Cũng chính vì việc dự đoán đúng bệnh của xe, người dân trong phố hay gọi bà Sâm với biệt danh là "bác sĩ bắt mạch" cho ô tô. Nhưng để có khả năng "đoán bệnh" của ô tô là do bà học đúng chuyên môn về điện.

Gặp “bác sĩ” 53 năm làm nghề “bắt mạch” cho ô tô: Tôi muốn truyền nghề miễn phí cho người nghèo nhất, chất phác nhất! - Ảnh 4.

Tuổi già nên bà Sâm chủ yếu tư vấn ắc quy cho khách

Gặp “bác sĩ” 53 năm làm nghề “bắt mạch” cho ô tô: Tôi muốn truyền nghề miễn phí cho người nghèo nhất, chất phác nhất! - Ảnh 5.

Những thiết bị phục vụ công việc hằng ngày của bà...

Gặp “bác sĩ” 53 năm làm nghề “bắt mạch” cho ô tô: Tôi muốn truyền nghề miễn phí cho người nghèo nhất, chất phác nhất! - Ảnh 6.
Gặp “bác sĩ” 53 năm làm nghề “bắt mạch” cho ô tô: Tôi muốn truyền nghề miễn phí cho người nghèo nhất, chất phác nhất! - Ảnh 7.

Đồng hồ đo ắc quy là phương tiện sửa chữa không thể thiếu

Nhớ về quãng thời gian đó, bà Sâm cho biết: "Hồi còn là học sinh, tôi sống cùng bố mẹ và các em ở Hà Tây cũ. Gia cảnh nghèo túng nên học xong lớp 10, đăng kí tôi học ngành điện ô tô 4 năm. Hy vọng sớm kiếm được tiền, gửi cho bố mẹ nuôi các em.

Tốt nghiệp, tôi được phân công về làm đội trưởng đội xe 10 người tại xí nghiệp vận tải - xe khách Thái Bình. Đội xe chỉ có hai nữ - chuyên sửa chữa, bảo dưỡng các loại xe ô tô. Các đồng nghiệp luôn thắc mắc, tại sao cô gái lại lựa chọn công việc nặng nhọc này, lại xuống tỉnh lẻ làm việc? Tôi chỉ đáp: "Nhà nước phân công làm việc ở đâu, tôi về đó".

Là phụ nữ, nhưng đôi tay bà còn cầm cờ lê, dầu mỡ còn nhiều hơn cầm phấn, son. Tại xưởng, bà tham gia vào tất cả các công việc liên quan đến điện, kể cả điện sản xuất, ắc-quy…

Gặp “bác sĩ” 53 năm làm nghề “bắt mạch” cho ô tô: Tôi muốn truyền nghề miễn phí cho người nghèo nhất, chất phác nhất! - Ảnh 8.

Công việc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại nhưng bà Sâm khẳng định, từ lúc vào nghề cho đến nay bà chưa bao giờ gặp tai nạn hay bị ảnh hưởng sức khỏe. Tay bà cũng không bị dính hoá chất.

Gặp “bác sĩ” 53 năm làm nghề “bắt mạch” cho ô tô: Tôi muốn truyền nghề miễn phí cho người nghèo nhất, chất phác nhất! - Ảnh 9.

Bà luôn tuân thủ các nguyên tắc lao động an toàn

Bà Sâm còn nhớ như in, lúc trẻ bà nặng 45kg nhưng thường chui dưới gầm xe, hai chân chống lên để đỡ cái đề-ma-rơ (bộ phận khởi động động cơ) nặng khoảng 30kg, tay thoăn thoắt sửa máy.

Rồi những ngày vừa phải sửa chữa ô tô, vừa phải chạy bom: "Nhưng năm đó đất nước ta đang kháng chiến chống Mỹ, có lúc đang sửa xe tôi nghe đài báo, phải nhảy ngay xuống hầm ẩn nấp. Thấy yên tĩnh xong xuôi rồi lại lên sửa đến khi nào xong thì thôi", bà nhớ lại.

Làm việc ở Thái Bình được hơn 5 năm thì bà lập gia đình. Sau đó 1 năm, bà trở về Hà Nội và làm việc trong Tổng Công ty Hoá chất vật liệu điện và dụng cụ cơ khí từ năm 1973 đến năm 1993. Khi tổ chức phân công làm công việc quản lý, bà tự nhận khách phù hợp và xin nghỉ hưu để về mở cửa hàng.

3h sáng hay đêm 30 Tết vẫn vui vẻ sửa xe cho khách

Về hưu, nhưng bà vẫn lăn lộn với những chiếc ô tô khách mang đến, mặc bộ đồ bảo hộ, tóc túm cao, đôi tay lấm lem dầu mỡ. Các loại xe tải, xe khách, xe cần cẩu... xe nào bà cũng có thể lên lái được. Theo bà, nếu không biết lái, làm sao có thể hiểu xe và biết nó mắc "bệnh" gì".

Bất kể ngày hay đêm, nếu khách gặp sự cố hay muốn sửa gấp, bà đều sẵn lòng. "Tôi nhớ, trước đây, vợ chồng anh Hùng ở (Gia Lâm, Hà Nội) làm nghề cho thuê loa đài, làm nhạc... Anh Hùng từng đến tiệm tôi sửa xe và thay ắc quy vài lần. Có một lần, hai vợ chồng đi một sự kiện diễn ra vào 3 giờ sáng nhưng xe tải bỗng chết máy, các gara ô tô đều chưa mở. Lúc bế tắc, anh nhớ đến tôi nhưng ngại gọi vì sớm quá. Anh phân vân chưa biết giải quyết ra sao thì vợ anh chủ động liên hệ.

Qua cuộc điện thoại, tôi hỏi các triệu chứng của xe rồi chuẩn bị đồ sửa. Với vài thao tác đơn giản chiếc xe nổ máy giòn giã và lăn bánh. Từ đấy, gia đình anh Hùng coi gia đình tôi như người thân trong nhà, thường xuyên qua lại", bà Sâm chia sẻ.

Gặp “bác sĩ” 53 năm làm nghề “bắt mạch” cho ô tô: Tôi muốn truyền nghề miễn phí cho người nghèo nhất, chất phác nhất! - Ảnh 10.

Bà Sâm cười tươi khi nhớ về những kỷ niệm với khách hàng

Gặp “bác sĩ” 53 năm làm nghề “bắt mạch” cho ô tô: Tôi muốn truyền nghề miễn phí cho người nghèo nhất, chất phác nhất! - Ảnh 11.
Gặp “bác sĩ” 53 năm làm nghề “bắt mạch” cho ô tô: Tôi muốn truyền nghề miễn phí cho người nghèo nhất, chất phác nhất! - Ảnh 12.
Gặp “bác sĩ” 53 năm làm nghề “bắt mạch” cho ô tô: Tôi muốn truyền nghề miễn phí cho người nghèo nhất, chất phác nhất! - Ảnh 13.

Dù tuổi già nhưng bà vẫn chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất

 
Gặp “bác sĩ” 53 năm làm nghề “bắt mạch” cho ô tô: Tôi muốn truyền nghề miễn phí cho người nghèo nhất, chất phác nhất! - Ảnh 14.

Vẫn minh mẫn dùng điện thoại di động để liên lạc với người thân và khách hàng

Một lần khác, vào đúng đêm 30 Tết, anh Nguyễn Văn Đồng (Long Biên, Hà Nội) từ cơ quan ở quận Thanh Xuân về nhà. Xe đi đến phố Ngọc Lâm đột nhiên dở chứng, không thể đề lên được.

Phố xá vắng tanh, anh đưa mắt tìm quanh, bắt gặp biển hiệu nhà bà Sâm. Anh đánh liều gọi theo số điện thoại đề trên đó. Mặc dù bận chuẩn bị đồ cúng Giao thừa nhưng bà vẫn nhận lời sửa giúp. Câu chuyện này xảy ra đã 5 năm. Đến giờ, mỗi lần qua phố Ngọc Lâm anh Đồng vẫn ghé vào hỏi thăm bà Sâm.

"Có những lần khách rút 500 nghìn ra trả mỗi công tư vấn nhưng tôi không nhận. Quan điểm của tôi luôn luôn muốn giúp đỡ mọi người, tôi còn thường xuyên tặng ắc quy cho khách", bà Sâm vui vẻ kể.

Tất cả các khách hàng đến tiệm sửa xe, dù là thay dầu, chỉnh điện hay thay ắc quy, bà Sâm đều xin số điện thoại của họ để chăm sóc khách hàng. Thậm chí, tôi còn để số điện thoại ở cửa cho tiện cứu hộ. Cách đây một năm, chồng bà qua đời, khách hàng từ các tỉnh nghe tin, dù không về được, họ cũng tìm cách gửi vòng hoa kính viếng.

Đau đáu tìm đệ tử nối nghề

Bà Sâm có 3 người con, nhưng không ai nối nghề. Các con bà đều khuyên bà nên dừng công việc này lại để an dưỡng tuổi già, nhưng bà Sâm vẫn đau đáu trong lòng vì chưa tìm được người chịu khó, thật thà, chất phác để truyền lại nghề.

Gặp “bác sĩ” 53 năm làm nghề “bắt mạch” cho ô tô: Tôi muốn truyền nghề miễn phí cho người nghèo nhất, chất phác nhất! - Ảnh 15.

Vẻ mặt lo lắng của bà Sâm khi chưa thực sự tìm ra người nối nghiệp

Tiệm sửa xe không chỉ là nơi bà tìm niềm vui mà còn là tâm huyết cả một đời, bà muốn dạy nghề cho ai đó, để đến khi bà mất đi cũng được an yên.

Nhiều lần các con bà Sâm tổ chức họp gia đình, muốn mẹ nghỉ việc nhưng năm nào bà cũng hứa "sang năm sẽ nghỉ".

"Cũng có một anh đang chạy xe ôm muốn học nghề nhưng nghề này không phải học ngày một, ngày hai là được. Tôi muốn cho một người nghèo nhất, chất phác nhất để bảo lãnh, truyền lại nghề. Thậm chí, tôi sẽ dạy, cho ăn ở miễn phí để truyền lại tâm huyết cả đời", bà Sâm nói. 

Clip: Gặp “bác sĩ” 53 năm làm nghề “bắt mạch” cho ô tô