Cùng một chiếc xe nhưng có tuổi thọ khác nhau khi đến tay những người sử dụng khác nhau. Đó là vì người dùng có thói quen sử dụng xe ô tô khác nhau.
Một số tài xế có nhiều thói quen xấu trong quá trình sử dụng xe, những thói quen xấu này có thể không ảnh hưởng gì đến xe trong thời gian ngắn nhưng khi tuổi thọ xe càng cao thì những vấn đề do thói quen xấu gây ra sẽ bùng phát ở mức độ nhất định, thậm chí sẽ làm rút ngắn tuổi thọ của xe.
Để tránh những sự cố không đáng có xảy đến chiếc "xế cưng", bạn nên nhanh chóng thay đổi và loại bỏ những thói quen xấu sau đây khi sử dụng xe ô tô:
1. Đóng mạnh cửa xe
Đóng mạnh cửa xe là thói quen xấu phổ biến nhất khi sử dụng ô tô, hiện tượng này xảy ra đối với cả người lái và hành khách.
Ví dụ, một số tài xế có tâm trạng không vui, khi bước xuống xe, để trút bỏ cảm xúc tức giận, họ sẽ đóng sầm cửa lại. Hoặc khi chở một người khác (là bạn bè/đồng nghiệp/khách hàng...), khi xuống xe, họ có thể vô ý đóng cửa xe thật mạnh vì nghĩ rằng lực để đóng cửa xe chưa đủ.
Trên thực tế, hành động đóng mạnh cửa xe ô tô rất có hại, bởi ngoài bảng điều khiển trung tâm, cửa là nơi có cấu tạo bên trong phức tạp và nhiều bộ phận nhất, nội thất được tích hợp dầm chống va chạm, kính nâng, loa âm thanh và cách âm.
Khi bạn đóng cửa với lực lớn, các bộ phận này sẽ trở nên lỏng lẻo theo thời gian và xuất hiện tiếng động bất thường. Sau đó, lâu dần, các bộ phận này sẽ biến dạng và hư hỏng. Ngoài ra, đóng cửa mạnh trong thời gian dài cũng sẽ làm biến dạng bản lề và chốt chặn khiến cửa đóng không chặt.
Đây là lý do tại sao một số xe gặp các vấn đề nhỏ như tiếng ồn bất thường và còi xe bị mất tiếng... tất cả là do đóng cửa quá mạnh.
2. Không đánh lái để các lốp xe "ngay ngắn" sau khi đỗ xe
Sau khi đỗ xe, nhiều người thường quên điều chỉnh để lốp xe thẳng hàng vì nóng lòng đi làm, đi làm việc khác...
Thực tế hành vi này rất có hại cho xe.
Bộ phận đầu tiên bị ảnh hưởng là hệ thống lái, nếu chúng ta không điều chỉnh lốp xe cho ngay ngắn sau khi đỗ xe thì hệ thống lái sẽ bị ứng lực không đều và ở trạng thái lực về một phía.
Hệ thống lái có cấu tạo chủ yếu là cơ cấu lái, thanh lái và bánh răng lái. Càng về lâu, thanh lái sẽ dễ bị "lão hóa" và xảy ra hiện tượng chệch hướng.
Thứ hai, nó còn làm hỏng hệ thống treo. Miếng đệm cao su đỡ mềm và ống bọc cao su sẽ giảm độ đàn hồi vì lâu ngày chúng bị cùng phương truyền lực. Cuối cùng, thói quen xấu này sẽ dễ khiến lốp bị biến dạng, từ đó làm giảm tuổi thọ lốp xe.
3. Chỉ đổ xăng khi có đèn báo (gần cạn xăng)
Nhiều chủ xe có thói quen chờ đèn báo mức xăng của xe sáng rồi mới đổ xăng, thực tế đây cũng là một thói quen xấu gây hại cho xe rất lớn.
Vì bên trong bình xăng có một bơm xăng và bơm xăng phụ thuộc vào xăng để làm mát, khi xe ở tình trạng không đủ xăng, lâu ngày bơm xăng sẽ bị quá nhiệt và cháy bơm xăng.
4. Không tắt điều hòa trước khi tắt máy
Một số chủ xe có thể thắc mắc tại sao tôi thường xuyên rửa xe và xức dầu thơm trong xe nhưng trong xe vẫn có mùi khét?
Thực chất vấn đề này rất đơn giản là do thói quen xấu không tắt điều hòa trước khi tắt máy xe, nếu không tắt điều hòa trước khi tắt máy xe thì lần sau điều hòa được bật, sự ngưng tụ sẽ tạo thành các giọt nước, dễ sinh sôi trong ống dẫn của máy điều hòa không khí. Nấm mốc sẽ trở nên nặng mùi theo thời gian.
Do đó, chủ xe nên tắt điều hòa trước khi tắt máy và mở cửa để xe thông thoáng hơn.
Trên thực tế, nhiều sự cố nhỏ của xe là do sử dụng xe không đúng cách chứ không nhất thiết do chất lượng xe, chỉ cần chúng ta chấm dứt những thói quen xấu này trong quá trình sử dụng xe hàng ngày thì bạn sẽ có cơ hội gắn bó lấy dài với "xế cưng" của mình.
Tham khảo: Car News - Ảnh: Internet