Xe Skoda sắp bán tại Việt Nam có gì đáng chú ý?

Xe Skoda sử dụng khung gầm MQB được áp dụng đồng bộ cho các dòng xe Audi, Bentley, Bugatti, Lamborghini, Porsche, SEAT, Volkswagen.

Skoda một trong những nhà sản xuất ô tô có lịch sử lâu đời nhất thế giới mới đây đã công bố kế hoạch thâm nhập thị trường Việt Nam. Ở giai đoạn đầu, xe Skoda sẽ nhập khẩu xe nguyên chiếc trực tiếp từ châu Âu về Việt Nam và được phân phối bởi TC Motor. Bên cạnh đó một nhà máy lắp ráp ô tô Skoda tại Việt Nam cũng đang trong quá trình xây dựng.

Theo thông tin được ghi nhận, các mẫu xe đầu tiên là Karoq và Kodiaq sẽ ra mắt thị trường Việt Nam vào cuối tháng 9. Trong đó, dòng Karoq (SUV hạng C, 5 chỗ) sẽ sử dụng khung gầm MQB A1. Dòng Kodiaq (SUV hạng D, 7 chỗ) sẽ sử dụng khung gầm MQB A2 - chung nền tảng khung gầm với Audi Q3, Volkswagen Tiguan,... đang được phân phối tại Việt Nam.

Xe Skoda sắp bán tại Việt Nam có gì đáng chú ý?

Khung gầm MQB là gì?

Khung gầm dạng mô-đun MQB được viết tắt từ cụm từ tiếng Đức "Modularer QuerBaukasten", nghĩa là nền tảng khung gầm cho những dòng xe có động cơ và hộp số đặt ngang của riêng Tập đoàn Volkswagen (VW). Loại khung gầm này được sinh ra với mục đích có thể sử dụng chung một khung gầm cho nhiều dòng xe khác nhau, qua đó thống nhất, tiêu chuẩn hóa cho nhiều dòng xe khác nhau nhằm nâng cao chất lượng.

Tập đoàn WV đã chi khoảng 60 tỷ đô la để phát triển giải pháp khung gầm này. Hiện nay, MQB được áp dụng đồng bộ cho các dòng xe thuộc cả 8 thương hiệu anh em: Audi, Bentley, Bugatti, Lamborghini, Porsche, SEAT, Volkswagen và Skoda.

Xe Skoda sắp bán tại Việt Nam có gì đáng chú ý?

Ưu điểm của khung gầm MQB

MQB là một cuộc cách mạng của ngành công nghiệp ô tô. Nhờ MQB, các thương hiệu như Porsche, Audi, Skoda,… đã đồng bộ hóa được đáng kể quy trình sản xuất giữa các thương hiệu trong Tập đoàn, mang lại lợi ích to lớn cho các nhà sản xuất ô tô và cả người tiêu dùng.

Về phía nhà sản xuất: Việc tiêu chuẩn hóa khung gầm giúp tiết kiệm nguồn lực và cho phép các nhà máy xây dựng thuộc hệ sinh thái của Tập đoàn bổ trợ cho nhau.

MQB cho phép nhà sản xuất lắp ráp bất kỳ chiếc ô tô nào của mình dựa trên nền tảng này trên tất cả các nhà máy, điều này cho phép các thương hiệu trong Tập đoàn linh hoạt trong việc chuyển đổi sản xuất cần thiết giữa các nhà máy khác nhau. Đồng thời, ngay cả khi một mẫu xe được chuyển đổi giữa các nhà máy khác nhau, MQB vẫn giúp đảm bảo chất lượng thành phẩm tương đương nhau.

Xe Skoda sắp bán tại Việt Nam có gì đáng chú ý?

Về phía người tiêu dùng: đầu tiên việc đồng bộ hóa khung gầm giúp giảm giá thành sản phẩm trong khi vẫn đảm bảo chất lượng. Thứ hai, chất lượng của các xe trở nên đồng đều và dễ dàng kiểm soát. Thứ ba, việc chung khung gầm cho phép sử dụng chung phụ tùng giữa các dòng xe cùng phân khúc trong Tập đoàn VW, giải quyết một phần vấn đề khan hiếm phụ tùng từ các hãng xe châu Âu.

Theo Skoda, vật liệu cấu tạo khung gầm của hãng được các kỹ sư thiết kế nhằm đảm bảo tối đa tính an toàn nhưng vẫn giữ được trọng lượng nhẹ. Tại các vị trí trọng yếu trên thân xe và sàn xe, Skoda sử dụng các loại thép siêu cường lực (ultra high strength steel) để tăng cường khả năng bảo vệ người lái và người ngồi trong khoang hành khách.

Cần lưu ý, khung gầm đạt tiêu chuẩn của xe cần cứng và chịu lực tại các khu vực như cabin để bảo vệ người lái và hành khách. Đồng thời, khung xe bắt buộc phải có vùng hấp thụ xung lực khi xe va chạm (tại capô, cản trước,...) được làm bằng các loại thép có độ mềm hơn để đảm vảo an toàn tối ưu. Chính vì vậy, vật liệu cấu tạo khung gầm an toàn không phải là càng cứng càng tốt, thay vào đó, các khung gầm cần có độ cứng phù hợp tại từng vị trí. Tại các dòng xe của Skoda, được các kỹ sư đã sử dụng tới 5 loại thép trên một khung gầm và tính toán tỉ lệ một cách kỹ lưỡng.

Skoda hiện đang đảm nhận trách nhiệm phát triển và sản xuất khung gầm MQB A0 cho cả 7 thương hiệu khác cùng Tập đoàn VW. Đây là một trong những cơ sở để những sản phẩm Skoda được tin tưởng về chất lượng trong khi đảm bảo mức giá thành hợp lý.