2024 chứng kiến VinFast, thương hiệu Việt lần đầu vươn lên bán chạy nhất, các hãng như Mitsubishi, Ford vượt mặt Kia, Mazda.
Một trong những điểm nhấn quan trọng của thị trường ôtô trong nước năm vừa qua là sự thay đổi về vị thế các hãng xe xét về khoản doanh số. Chưa có năm nào như 2024, thứ hạng thị phần của nhiều thương hiệu biến động nhiều đến vậy.
Nhiều năm trước đây, cuộc đua cho vị trí dẫn đầu hầu như đóng đinh với hai cái tên: Hyundai và Toyota. Sở hữu dải sản phẩm đa dạng nhất cùng sức mạnh thương hiệu, bộ đôi Hàn, Nhật tạo thế song mã tiến đến ngôi bán chạy nhất thị trường Việt. Nhưng 2024, cả hai đều xếp dưới hãng xe non trẻ hơn rất nhiều: VinFast.
Ở khía cạnh công bố số liệu bán hàng, VinFast là cái tên thất thường. Có thời điểm hãng nói ngưng báo cáo doanh số trong nước, song có lúc công bố trở lại. Và khi công bố, thường là con số được làm tròn.
VinFast nói bán ra hơn 87.000 xe trong 2024, vượt trên Hyundai và Toyota, hai ông lớn trong ngành kèn cựa nhau quanh mốc hơn 60.000 xe. Số liệu xe mới lẫn cũ đăng ký ra biển số năm 2024 do VnExpress thu thập, VinFast cũng nhiều hơn hai đối thủ này. Điều đó cho thấy nỗ lực lớn của VinFast trong việc mở rộng đầu ra cho dải sản phẩm thuần điện vốn còn nhiều trở ngại khi tiếp cận người dùng.
Dẫn đầu doanh số toàn ngành là dấu mốc đặc biệt cho VinFast lẫn thị trường ôtô trong nước. Bởi 30 năm qua, Việt Nam mới có thương hiệu nội địa đúng nghĩa (không tính Vinaxuki với dự án dở dang), mà lại đạt thứ hạng cao nhất. Đóng góp lớn nhất cho doanh số VinFast là hai mẫu xe cỡ nhỏ, đều là gầm cao, gồm VF 5 hơn 32.000 xe và VF 3 hơn 25.000 xe.
Tuy nhiên, hãng xe Việt vẫn còn nhiều thách thức phía trước để cải thiện sản phẩm, hướng đến thuyết phục khách hàng cá nhân nhiều hơn. Hai năm qua, một phần không nhỏ số lượng xe VinFast đăng ký ra biển là kinh doanh dịch vụ, đặc biệt xe của các hãng taxi như GSM.
Hyundai đứng thứ hai thị trường về doanh số, nhưng nếu xét riêng mảng xe con, Toyota lại là thương hiệu bán nhiều hơn. So với 2023, doanh số Hyundai gần như dậm chân tại chỗ bởi nhiều sản phẩm chuyển giao vòng đời hoặc có bản mới như Stargazer, Santa Fe, Tucson, i10, Accent, dẫn đến nguồn cung không liền mạch.
Còn Toyota, việc hạ giá bán Yaris Cross từ đầu 2024 giúp mẫu xe này từ chỗ bán chậm trở thành cái tên ăn khách thứ hai trong phân khúc. Đóng góp của Yaris Cross như phép bù cho đàn anh Corolla Cross chuyển giao vòng đời (bản nâng cấp giữa chu kỳ) từ giữa năm. Cùng với sức hút ổn định của Vios, mẫu sedan bán chạy nhất phân khúc, doanh số tổng của Toyota tăng 16% so với 2023.
Cũng giống như Toyota, 2024 kỷ niệm hành trình 30 năm Ford có mặt tại Việt Nam. Trong năm này, Ford ghi nhận mức bán hàng kỷ lục hơn 42.000 chiếc, xếp thứ tư thị trường Việt và đồng thời cao nhất Đông Nam Á. Những mẫu xe chiến lược như Everest, Ranger dẫn đầu doanh số phân khúc, hay Territory bán chạy thứ hai nhóm CUV cỡ C giúp doanh số hãng Mỹ bay cao, tăng 10% so với 2023.
Mitsubishi cũng có một năm đầy khởi sắc khi doanh số tăng 33%. Sự xuất hiện của Xforce là cú hích cho hãng Nhật trong 2024 lẫn những năm tới. Xforce bán chạy nhất nhóm CUV cỡ B, còn Xpander vẫn thống trị nhóm MPV cỡ nhỏ. Cả hai hợp thành bộ đôi gà đẻ trứng vàng, giúp Mitsubishi dẫn đầu ở hai phân khúc hiện nhận được sự quan tâm lớn bậc nhất của người dùng.
Sự thăng tiến của Ford, Mitsubishi là hình ảnh trái ngược Kia, Mazda, hai hãng được lắp ráp, phân phối bởi Trường Hải (Thaco). Với Kia, hai mẫu xe chiến lược là Sonet và Seltos đều giảm doanh số mạnh trước sức ép từ các đối thủ khiến thương hiệu Hàn gặp khó.
Còn Mazda, vị thế dẫn đầu của CX-5 ở phân khúc CUV cỡ C là không đủ khỏa lấp sức hút suy giảm của những mẫu xe từng là chủ lực như Mazda3 phân khúc sedan cỡ C, hay Mazda2 nhóm sedan/hatchback cỡ B. So với 2023, doanh số Kia và Mazda giảm lần lượt 15% và 9%.
Thaco còn phân phối ba hãng khác là BMW, Mini và Peugeot nhưng không nói rõ số liệu cụ thể từng thương hiệu. Hai thương hiệu hạng sang là BMW và Mini bán tổng hơn 2.000 xe, giảm nhẹ 2%. Còn Peugeot bán hơn 3.400 xe, tăng 15% so với 2023.
Vị trí thứ 8 của thị trường về doanh số thuộc về Honda. Tăng 18% so với 2023, nhưng lượng bán của Honda ở mảng ôtô chưa có nhiều đột phá. Hãng Nhật phụ thuộc lớn vào City và CR-V lắp ráp trong nước (CR-V có bản hybrid nhập khẩu) nhưng doanh số cả hai đều không thuộc hàng bán chạy nhất. Những dòng xe nhập khẩu còn lại đều có giá bán cao hơn hầu hết đối thủ trong phân khúc, doanh số khá khiêm tốn.
Suzuki trải qua năm 2024 thay đổi về nhiều mặt. Hãng có tổng giám đốc mới, dải sản phẩm xe con kém hiệu quả về mặt bán hàng như Ciaz, Swift, Ertiga lần lượt ngưng bán, hoặc chờ bản mới hoặc khai tử hoàn toàn. Xe thương mại góp khoảng 50% vào doanh số Suzuki.
So với Suzuki, Isuzu còn phụ thuộc hơn vào mảng xe thương mại. Hãng bán hai mẫu được xếp vào hàng xe con là D-Max và mu-X nhưng doanh số cả năm chưa đến 1.000 chiếc. Khoảng 92% doanh số của Isuzu đến từ mảng xe thương mại.
Một trong những điểm nhấn quan trọng của thị trường ôtô trong nước năm vừa qua là sự thay đổi về vị thế các hãng xe xét về khoản doanh số. Chưa có năm nào như 2024, thứ hạng thị phần của nhiều thương hiệu biến động nhiều đến vậy.
Nhiều năm trước đây, cuộc đua cho vị trí dẫn đầu hầu như đóng đinh với hai cái tên: Hyundai và Toyota. Sở hữu dải sản phẩm đa dạng nhất cùng sức mạnh thương hiệu, bộ đôi Hàn, Nhật tạo thế song mã tiến đến ngôi bán chạy nhất thị trường Việt. Nhưng 2024, cả hai đều xếp dưới hãng xe non trẻ hơn rất nhiều: VinFast.
Ở khía cạnh công bố số liệu bán hàng, VinFast là cái tên thất thường. Có thời điểm hãng nói ngưng báo cáo doanh số trong nước, song có lúc công bố trở lại. Và khi công bố, thường là con số được làm tròn.
VinFast nói bán ra hơn 87.000 xe trong 2024, vượt trên Hyundai và Toyota, hai ông lớn trong ngành kèn cựa nhau quanh mốc hơn 60.000 xe. Số liệu xe mới lẫn cũ đăng ký ra biển số năm 2024 do VnExpress thu thập, VinFast cũng nhiều hơn hai đối thủ này. Điều đó cho thấy nỗ lực lớn của VinFast trong việc mở rộng đầu ra cho dải sản phẩm thuần điện vốn còn nhiều trở ngại khi tiếp cận người dùng.
Dẫn đầu doanh số toàn ngành là dấu mốc đặc biệt cho VinFast lẫn thị trường ôtô trong nước. Bởi 30 năm qua, Việt Nam mới có thương hiệu nội địa đúng nghĩa (không tính Vinaxuki với dự án dở dang), mà lại đạt thứ hạng cao nhất. Đóng góp lớn nhất cho doanh số VinFast là hai mẫu xe cỡ nhỏ, đều là gầm cao, gồm VF 5 hơn 32.000 xe và VF 3 hơn 25.000 xe.
Người dân tìm hiểu mẫu VF 3 trong sự kiện ra mắt ở TP HCM, tháng 8/2024. Ảnh: Phạm Trung
Tuy nhiên, hãng xe Việt vẫn còn nhiều thách thức phía trước để cải thiện sản phẩm, hướng đến thuyết phục khách hàng cá nhân nhiều hơn. Hai năm qua, một phần không nhỏ số lượng xe VinFast đăng ký ra biển là kinh doanh dịch vụ, đặc biệt xe của các hãng taxi như GSM.
Hyundai đứng thứ hai thị trường về doanh số, nhưng nếu xét riêng mảng xe con, Toyota lại là thương hiệu bán nhiều hơn. So với 2023, doanh số Hyundai gần như dậm chân tại chỗ bởi nhiều sản phẩm chuyển giao vòng đời hoặc có bản mới như Stargazer, Santa Fe, Tucson, i10, Accent, dẫn đến nguồn cung không liền mạch.
Còn Toyota, việc hạ giá bán Yaris Cross từ đầu 2024 giúp mẫu xe này từ chỗ bán chậm trở thành cái tên ăn khách thứ hai trong phân khúc. Đóng góp của Yaris Cross như phép bù cho đàn anh Corolla Cross chuyển giao vòng đời (bản nâng cấp giữa chu kỳ) từ giữa năm. Cùng với sức hút ổn định của Vios, mẫu sedan bán chạy nhất phân khúc, doanh số tổng của Toyota tăng 16% so với 2023.
Cũng giống như Toyota, 2024 kỷ niệm hành trình 30 năm Ford có mặt tại Việt Nam. Trong năm này, Ford ghi nhận mức bán hàng kỷ lục hơn 42.000 chiếc, xếp thứ tư thị trường Việt và đồng thời cao nhất Đông Nam Á. Những mẫu xe chiến lược như Everest, Ranger dẫn đầu doanh số phân khúc, hay Territory bán chạy thứ hai nhóm CUV cỡ C giúp doanh số hãng Mỹ bay cao, tăng 10% so với 2023.
Mitsubishi cũng có một năm đầy khởi sắc khi doanh số tăng 33%. Sự xuất hiện của Xforce là cú hích cho hãng Nhật trong 2024 lẫn những năm tới. Xforce bán chạy nhất nhóm CUV cỡ B, còn Xpander vẫn thống trị nhóm MPV cỡ nhỏ. Cả hai hợp thành bộ đôi gà đẻ trứng vàng, giúp Mitsubishi dẫn đầu ở hai phân khúc hiện nhận được sự quan tâm lớn bậc nhất của người dùng.
Một mẫu Xforce lăn bánh tại TP HCM. Ảnh: Phạm Trung
Sự thăng tiến của Ford, Mitsubishi là hình ảnh trái ngược Kia, Mazda, hai hãng được lắp ráp, phân phối bởi Trường Hải (Thaco). Với Kia, hai mẫu xe chiến lược là Sonet và Seltos đều giảm doanh số mạnh trước sức ép từ các đối thủ khiến thương hiệu Hàn gặp khó.
Còn Mazda, vị thế dẫn đầu của CX-5 ở phân khúc CUV cỡ C là không đủ khỏa lấp sức hút suy giảm của những mẫu xe từng là chủ lực như Mazda3 phân khúc sedan cỡ C, hay Mazda2 nhóm sedan/hatchback cỡ B. So với 2023, doanh số Kia và Mazda giảm lần lượt 15% và 9%.
Thaco còn phân phối ba hãng khác là BMW, Mini và Peugeot nhưng không nói rõ số liệu cụ thể từng thương hiệu. Hai thương hiệu hạng sang là BMW và Mini bán tổng hơn 2.000 xe, giảm nhẹ 2%. Còn Peugeot bán hơn 3.400 xe, tăng 15% so với 2023.
Vị trí thứ 8 của thị trường về doanh số thuộc về Honda. Tăng 18% so với 2023, nhưng lượng bán của Honda ở mảng ôtô chưa có nhiều đột phá. Hãng Nhật phụ thuộc lớn vào City và CR-V lắp ráp trong nước (CR-V có bản hybrid nhập khẩu) nhưng doanh số cả hai đều không thuộc hàng bán chạy nhất. Những dòng xe nhập khẩu còn lại đều có giá bán cao hơn hầu hết đối thủ trong phân khúc, doanh số khá khiêm tốn.
Suzuki trải qua năm 2024 thay đổi về nhiều mặt. Hãng có tổng giám đốc mới, dải sản phẩm xe con kém hiệu quả về mặt bán hàng như Ciaz, Swift, Ertiga lần lượt ngưng bán, hoặc chờ bản mới hoặc khai tử hoàn toàn. Xe thương mại góp khoảng 50% vào doanh số Suzuki.
So với Suzuki, Isuzu còn phụ thuộc hơn vào mảng xe thương mại. Hãng bán hai mẫu được xếp vào hàng xe con là D-Max và mu-X nhưng doanh số cả năm chưa đến 1.000 chiếc. Khoảng 92% doanh số của Isuzu đến từ mảng xe thương mại.
TỪ KHÓA: vinfast