Thế khó của xe điện Trung Quốc tại Việt Nam

Ngoài mức giá bán rẻ thì cơ sở hạ tầng trạm sạc, dịch vụ sau bán hàng hay một số yếu tố khác khiến cho không ít người dùng vẫn còn e ngại với những mẫu xe có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Sau nhiều năm gia nhập thị trường Việt Nam với những cái tên đã trở nên quen thuộc như Beijing, Wuling, Haima, Haval,… thì mới đây BYD - hãng xe có doanh số lớn nhất thế giới đã hoàn tất những công đoạn cuối cùng cho đại lý đầu tiên tại Hà Nội, dự kiến sẽ đi vào hoạt động cuối tháng 5/2024.

the-kho-cua-xe-dien-trung-quoc-tai-viet-nam

Tuy nhiên, BYD không mang những mẫu xe xăng hay xe lai hybrid về Việt Nam mà thay vào đó là những chiếc xe thuần điện sẽ mang va trò chủ lực. Tại Trung Quốc, BYD được xem là một thế lực mới khi sở hữu loạt công nghệ về pin, sản phẩm đa dạng, giá cả hợp lý. Nhưng tại Việt Nam liệu BYD có làm nên chuyện hay không vẫn còn rất nhiều dấu hỏi lớn, chưa kể một loạt rào cản khác.

Tại thị trường Việt Nam, nhà nước có khá nhiều chính sách cho xe điện, đơn cử như miễn phí trước bạ cho dòng xe mang tính tương lai này. Nhưng một vấn đề khác vẫn đang hiện hữu được xem là rào cản của xe điện đó là trạm sạc. Đây là yếu tố cho việc quyết định sự thành bại của các thương hiệu xe điện.

Điều này cũng có phần dễ hiểu bởi, Việt Nam cũng chỉ trong giai đoạn khởi đầu cho xe điện, ngoài việc hỗ trợ phí trước bạ thì một loạt các loại thuế vẫn chưa có nhiều chính sách về giá. Thêm nữa số lượng trạm sạc tại Việt Nam vẫn còn hạn chế, các trạm sạc tư nhân vẫn chỉ ở giai đoạn thăm dò với số lượng hạn chế, chưa đủ để phủ sóng.

the-kho-cua-xe-dien-trung-quoc-tai-viet-nam

Hiện chỉ có VinFast là có số lượng trạm sạc dày đặc và tăng khá nhanh nhưng chỉ phục vụ riêng cho dòng xe của hãng và cũng chưa có chính sách cho các xe khác thương hiệu thế nên khó mà có sự san sẻ. Trước vẫn đề đó, chính phủ cũng có các chính sách như quy định trạm dừng nghĩ loại 1,2 phải có trạm sạc nhưng tới nay vẫn chưa quá nhiều.

Ngoài VinFast, các hãng xe khác cũng đã có các mẫu xe thuần điện như Porsche, BMW, Audi, Mercedes-Benz nhưng đều là các thương hiệu cao cấp có trạm sạc riêng tại đại lý và hỗ trợ lắp tại nhà và người dùng luôn có các phương tiện khác. Còn với BYD chắc chắn đây là thử thách lớn nhất khi số lượng đại lý mới chỉ 1 còn giải pháp cung cấp sạc thì vẫn chưa có.

Mặc dù có thể thấy BYD hiện là top 1 doanh số vượt cả Testla nhưng phụ thuộc nhiều với thị trường nội địa khi các báo cáo cho biết có khoảng 3.02 triệu xe bán tại Trung Quốc nhưng tại các thị trường khác chỉ khoảng 243.000 xe. Điều này cho thấy BYD chỉ mới bành trướng tại quê nhà.

Ngoài trạm sạc và chính sách, thì từ lâu người Việt vẫn chưa nhiều “thiện cảm” với các thương hiệu Trung Quốc. Bởi trước đó vào năm 2005 đến 2015 từng có làn song xe nhập từ thị trường này nhưng chất lượng, dịch vụ hẫu mãi chưa đâu vào đâu đã khiến người dùng có cảm giác “sợ” khi nhắc đến. Mặc khác các mẫu xe Trung Quốc cập bến Việt Nam thường thông qua các đại lý thế nên việc cung ứng phụ tùng, phụ kiện vẫn là một bài toán khó.

the-kho-cua-xe-dien-trung-quoc-tai-viet-nam

Ngay như MG vốn mang danh gốc Anh sau đó được SAIC mua lại và phân phối tại Việt Nam, dù có nguồn lực dồi dào nhưng đến nay, sau gần 4 năm có mặt và 1 lần đổi nhà phân phối nhưng doanh số của hãng chỉ ở mức “cho có”. Hãng cũng không ít lần mạnh tay giảm giá, thậm chí còn thấp hơn giá đề xuất nhưng vẫn có một số mẫu xe ngừng phân phối bởi không nhận được sự đón nhận từ phía người dùng.

Chắc có lẽ mẫu xe thành công nhất của MG là mẫu sedan cỡ nhỏ MG 5 ghi điểm bởi thiết kế nội ngoại thất phù hợp với giới trẻ cùng mức giá rẻ nhất so với các đối thủ, bù lại khả năng vận hành được đánh giá là chỉ cho có. Nhưng lại nhà phân phối mới lại có bước đi khá khó hiểu khi đem về mẫu MG 5 All News nhưng lại kém hơn rất nhiều, từ đó người Việt dần dần “nguôi lạnh” trước thương hiệu này.

Quay lại với BYD thì bài toán này còn khó hơn rất nhiều bởi dải sản phẩm xe điện được xem là chủ lực vẫn còn khá mới mẻ với người dùng Việt, chưa tính tới các yếu tố khác như cơ sở hạ tầng, dịch vụ sau bán hàng cũng như các hỗ trợ khác. Đó là chưa tính tới sự hiện diện từ các đối thủ trong nước.

the-kho-cua-xe-dien-trung-quoc-tai-viet-nam

Ngoài nguồn gốc thương hiệu, hạ tầng trạm sạc thì mới đây BYD lại không may khi vướng phải lùm xùm về chất lượng xe. Theo đó tại thị trường châu Âu, Nhật Bản, Israel các mẫu xe này bị từ chối thông quan bởi các vấn đề như trầy xước ngoại thất, cong vênh giá nốc hay xuất hiện ẩm mốc,…. Ngoài ra một chiếc BYD bị cháy khi đang sạc tại Thái Lan vào năm ngoài cũng khiến không ít người hoài nghi về chất lượng xe.

Có thể thấy, trước khi ra mắt Việt Nam một cách chính thức thì BYD lại có phần không may bởi các sự cố lùm xùm trên. Thế nên để giải quyết được vấn đề truyền thông hay chí ít là hạ tầng trạm sạc thì đây là một “bài toán” không dễ cho BYD tại thị trường Việt Nam.