Gờ giảm tốc - Lời cảnh báo cho người lái xe hay nguyên nhân gây tai nạn?

Gờ giảm tốc - Một trong những vật dụng giúp người tham gia giao thông đảm bảo tốc độ an toàn khi vận hành nhưng vô tình lại trở thành nguyên nhân gây nhiều tai nạn đáng tiếc. Vậy, câu hỏi đặt ra, thực sự gờ giảm tốc có lợi hay có hại?

Đầu tiên, cùng tìm hiểu chức năng của gờ giảm tốc

Gờ giảm tốc độ là một vật dụng cần thiết trong những khu vực giao thông cao độ và đặc biệt là để làm chậm dòng chảy của giao thông. Gờ giảm tốc đặc biệt hữu ích để làm chậm lưu lượng bên ngoài trường học, trung tâm mua sắm, bệnh viện,...những nơi có mật độ giao thông dày để đảm bảo xe chạy chậm lại xuống đến một tốc độ an toàn cho người đi bộ băng qua đường.

Thực tế, gờ giảm tốc được lắp ở vị trí nào, kích thước lớn nhỏ, khác nhau ở mỗi điểm ra sao đều được quy định rất rõ ràng, hợp lý trong các quyết định liên quan của Bộ GTVT. Thậm chí màu sơn phải dễ nhìn (trắng, vàng), có phản quang và khoảng cách giữa các gờ cũng được quy định rõ. Ngành giao thông đã nghiên cứu để chắc chắn người đi đường luôn dễ dàng nhận biết từ xa để kịp thời giảm tốc độ.

Vậy liệu gờ giảm tốc độ trên đường có lợi hay có hại?

Không thể phủ nhận công dụng của gờ giảm tốc đối với các phương tiện tham gia giao thông trên đường khi nó nhắc nhở các phương tiện buộc phải giảm tốc độ trước khi đi qua những đoạn đường có mật độ giao thông cao hay đoạn đường nguy hiểm. Tuy nhiên, gờ giảm tốc lại là một trong những nguyên nhân của nhiều vụ tai nạn đáng tiếc nếu bạn không làm chủ tốc độ của mình.

Gờ giảm tốc - Lời cảnh báo cho người lái xe hay nguyên nhân gây tai nạn? - 1

Gờ giảm tốc ở sân bay Tân Sơn Nhất

Nhiều vụ tai nạn thương tâm vì gờ giảm tốc.

Tai nạn rớt thùng Container tại gờ cao tốc trúng người phụ nữ đi đườngSáng 24/7, Sở GTVT Bình Dương có phản hồi về vụ việc rớt thùng Container tại gờ cao tốc trúng người phụ nữ đi đường như sau: Việc xây dựng gờ giảm tốc trên các đường chuyên dụng trong Khu công nghiệp Sóng Thần thời gian qua, trong các khu công nghiệp, hiện tượng các phương tiện giao thông lưu thông vối tốc độ cao, không tuân thủ các biển báo hiệu giao thông nên có nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra.

Lãnh đạo Sở GTVT Bình Dương cũng cho hay, hiện Bộ GTVT chưa ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật hướng dẫn thiết kế, xây dựng gờ giảm tốc tại giao lộ giữa các tuyến đường bộ. Bộ GTVT chỉ ban hành hướng dẫn tạm thời xây dựng gờ giảm tốc, gồ giảm tốc tại vị trí đường bộ giao cắt cùng mức với đường sắt tại Quyết định số 1578/QĐ-BGTVT ngày 30/5/2017.

Qua sự việc này, Sở GTVT Bình Dương sẽ rà soát, đề nghị các chủ đầu tư khu công nghiệp điều chỉnh, thay thế hoặc phá bỏ các gờ giảm tốc trên.

Gờ giảm tốc - Lời cảnh báo cho người lái xe hay nguyên nhân gây tai nạn? - 2

Gờ giảm tốc “luống khoai” trước cổng Bảo tàng Quân đoàn 4 (Dĩ An, Bình Dương), nơi xảy ra vụ rớt thùng container đè trúng người phụ nữ.

Cũng theo Sở, riêng việc thùng container rớt khi qua gờ giảm tốc cần xác minh nguyên nhân do gờ giảm tốc hay do thùng container chưa được khóa các chốt. Thời gian qua, qua các vụ xe đầu kéo bị rơi thùng container, cơ quan điều tra phát hiện các tài xế xe container vì sợ lật xe khi chạy tốc cao, nên cố tình không khóa các chốt cố định container.

Tai nạn gờ giảm tốc – một thanh niên tử vong

Vụ tai nạn thương tâm xảy ra trong khuôn viên Khu công nghiệp cao quận 9 (TP.HCM) vào đêm 28-6-2018. Nam thanh niên trong khi chạy xe máy với tốc độ cao, đến vị trí gờ giảm tốc do không kịp điều chỉnh tốc độ nên đã cán lên gờ này, cả người và xe ngã văng xa lên vỉa hè, tử vong tại chỗ. Từ vụ việc trên đã nổ ra cuộc tranh luận về việc gờ giảm tốc lợi nhiều hơn hay hại nhiều hơn. Bất ngờ, mất lái sẽ tai nạn.

Kết luận

Theo nghiên cứu của Viện Khoa học & Công nghệ GTVT, hầu hết ô tô, xe máy không có dấu hiệu giảm tốc khi chạy qua các cụm gờ giảm tốc dày dưới 3mm và bố trí lắt nhắt mỗi cụm 5 -7 vạch sơn, xe ô tô chỉ thực sự giảm tốc độ khi gờ giảm tốc dày trên 6mm được bố trí liên tục trên đoạn dài 15 – 20 m và xe máy chỉ giảm tốc độ xuống 40 km/giờ khi đi qua gờ giảm tốc dày từ 5 mm trở lên.

Ta có thể thấy rõ được rằng những người có ý thức tốt thì chạy xe rất từ tốn, đến vạch giảm tốc họ đều giảm tốc độ, tuy nhiên, những người có ý thức tham gia giao thông kém thì vẫn cứ phóng nhanh, vượt ẩu. Nghĩa là vạch giảm tốc có cao đến đâu chăng nữa thì cũng không “xi-nhê” gì với những kẻ bất chấp Luật Giao thông Đường bộ. Hậu quả là sẽ gây ra những tai nạn đáng tiếc cho chính tài xế và những người xung quanh.

Hãy có ý thức khi tham gia giao thông vì một môi trường lái xe có văn hoá!

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho quý độc giả.

Nguồn: http://khampha.vn/o-to-xe-may/go-giam-toc-loi-canh-bao-cho-nguoi-lai-xe-hay-nguyen-nhan-gay-tai-...