Giảm 50% phí trước bạ, đại lý cắt khuyến mại, tăng giá xe |
Xe nội cắt khuyến mại tăng giá
Ngày 28/6, Chính phủ đã ban hành Nghị định 70/2020/NĐ-CP về việc giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất lắp ráp trong nước. Nghị định này có hiệu lực ngay từ ngày ký và kéo dài đến hết 31/12/2020.
Về lý thuyết, việc giảm lệ phí trước bạ này giúp người dùng tiết kiệm được từ khoảng 15-300 triệu đồng so với trước khi giảm. Tuy nhiên thực tế không như mong đợi, không ít đại lý của các thương hiệu ô tô lớn đã nhanh chóng tăng giá bán xe như Toyota Vios, Mazda3, Honda City, Ford EcoSport, Mitsubishi Outlander…
Chẳng hạn mẫu xe bán chạy nhất thị trường là Toyota Vios có mức khuyến mại 20 triệu đồng tiền mặt, 10 triệu đồng phụ kiện trong tháng 6 nhưng hiện bán đúng giá niêm yết, giá lăn bánh sau khi giảm 50% lệ phí trước bạ chỉ giảm được 8 triệu, thay vì mức 28 triệu đồng như lý thuyết khi giá xe giữ nguyên.
Tương tự, xe nhỏ giá rẻ Kia Morning có mức giảm 17 triệu đồng tháng trước nhưng nay chỉ được giảm 8 triệu đồng, giá lăn bánh chỉ giảm được 9 triệu đồng thay vì mức gấp đôi nếu đại lý giữ nguyên giá tháng trước.
So với tháng 6, nhiều mẫu xe khác cũng đồng loạt tăng giá như Madaz3 tăng khoảng 25 triệu đồng, Ford EcoSport tăng 15 triệu đồng, Honda City tăng 40 triệu đồng, nhiều mẫu xe Hyundai rục rịch tăng. Ngay cả các mẫu xe VinFast cũng tăng giá dù theo lộ trình từ giữa tháng 7 này, khiến giá lăn bánh của xe cao hơn tháng trước, thời điểm hãng này khuyến mại 100% lệ phí trước bạ.
Chính vì lẽ đó, người dùng được hưởng lợi không nhiều như kỳ vọng từ chính sách giảm lệ phí trước bạ của Chính phủ.
Giá tiếp xe tục tăng?
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 15/6, cả nước nhập khẩu 38.123 xe ô tô nguyên chiếc với tổng kim ngạch 846 triệu USD và giảm 32.000 xe so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguồn cung xe nhập khẩu giảm cũng khiến khách hàng tìm đến xe sản xuất lắp ráp trong nước tăng, như vậy giá xe dự báo sẽ tiếp tục nhích lên. Được giảm 50% lệ phí trước bạ nhưng đại lý lại cắt giảm khuyến mại nên người mua không được hưởng "lợi kép" như kỳ vọng.
Bên cạnh đó, chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ áp dụng cho các mẫu ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước giúp các hãng xe "nội" như Hyundai, Mazda, VinFast, Toyota hay Mercedes-Benz… có nhiều lợi thế. Ngược lại, các thương hiệu có nhiều ô tô nhập khẩu, chẳng hạn Honda, BMW… phải tự mình vận động
Hiện tại, lợi thế trước mắt nghiêng về phía xe sản xuất, lắp ráp trong nước, thậm chí một số mẫu xe như Honda CR-V hay Mitsubishi Xpander cũng chuyển sang lắp ráp thay vì nhập khẩu.
Bên cạnh đó giá nhiều mẫu xe tuy có tăng nhưng vẫn thấp hơn giá công bố của nhà sản xuất, một số ý kiến lo ngại, nếu nhu cầu tăng nguồn cung thiếu thì giá xe có thể sẽ tiếp tục bị đẩy lên.
Người dân mong muốn hưởng lợi thực sự từ việc giảm phí trước bạ
Trong khi Chính phủ vừa đưa ra biện pháp giảm 50% lệ phí trước bạ nhằm kích cầu kinh tế, giúp người mua xe tiết kiệm từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu để lăn bánh ô tô, thì các hãng xe lại lập tức cắt bớt khuyến mại vệc này đã khiến cho khách hàng không còn được hưởng "lợi kép" như kỳ vọng trước đây.
Với động thái cắt giảm khuyến mại của các đại lý, không ít người tỏ ra bức xúc khi giá xe không giảm mạnh như kỳ vọng, anh Nguyễn Trọng Khôi cho biết: “Chính phủ giảm phí trước bạ là để hỗ trợ người tiêu dùng, nhưng các đại lý và hãng xe cắt giảm khuyến mại đi ngược lại chính sách. Vì vậy, việc giảm 50% phí trước bạ cũng chỉ là làm lợi cho đại lý chứ thực chất không phải là cho khách hàng”.
Trước vấn đề nhiều khách hàng thất vọng và nhận định khoản phí trước bạ giảm thực tế sẽ “chảy” vào túi đại lý, anh Hoàng Mạnh Hải chia sẻ "Chính phủ có hỗ trợ thì cũng chỉ béo mấy ông doanh nghiệp, giảm thuế trước bạ thì các đại lý tăng giá, Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp, còn doanh nghiệp thì thừa nước đục thả câu, chung quy là người tiêu dùng chả được lợi gì".
Trên thực tế, mục đích của việc giảm 50% lệ phí trước bạ là để kích cầu tiêu dùng của người dân với xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước sau ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh. Khách hàng mua xe tất nhiên luôn muốn hưởng lợi từ chính sách ưu đãi cũng như việc giảm lệ phí... Tuy nhiên, một số nhân viên một số đại lý cắt giảm khuyến mại và cho rằng trong thời gian qua, showroom đã phải giảm giá mạnh để có doanh số thu hút khách hàng. Vì vậy, khi Chính phủ hỗ trợ lệ phí trước bạ đại lý cũng rút bớt khuyến mại ưu đãi để bù lỗ do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Theo một số chuyên gia, iệc giảm chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ là có thể là một cứu cánh giúp gia tăng nhu cầu trên thị trường, nó có thể tạo ra cú huých mạnh mẽ cho người mua và nó cũng lực đẩy cần thiết giúp giảm giá nâng sức cạnh tranh của ô tô Việt. Cùng với đó, các đại lý cắt khuyến mại một cách vô lý cũng có thể sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và lơị nhuận sau giai đoạn chịu ảnh hưởng của dịch bệnh.