Bỏ vài trăm triệu mua xe còn hơn dùng tiền... nằm viện
Nhìn ra bầu trời tối sầm, chị Bùi Lê Mai, nhà trên phố Chùa Hà (Cầu Giấy, Hà Nội) nhớ lại buổi chiều mưa mùa hè năm ngoái. Ba mẹ con chị đưa đón nhau một vòng từ Đào Tấn về phố Nghĩa Tân mà gió hất lạc cả tay lái. Vừa định tìm chỗ trú thì xe của chị bất ngờ vướng phải áo mưa của người bên cạnh. Ba mẹ con ngã nhào ra đường giữa cơn dông.
"Ba ngày sau, tôi nhất quyết đi học lái ô tô. Dù chưa đủ tiền nhưng hai vợ chồng mượn thêm họ hàng nội ngoại. Tôi nhận ra, mua ô tô chính là để bảo đảm an toàn cho các con của mình. Bỏ tiền mua xe còn hơn là nằm viện, chưa kể, chính tôi có thể ân hận cả đời", người phụ nữ này nói.
Giống chị Mai, rất nhiều người đã thay đổi suy nghĩ của mình khi chứng kiến những tai nạn thương tâm mà hậu quả phần lớn rơi vào người đi xe máy.
Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia dẫn thống kê cho thấy, số người đi xe máy là nạn nhân của tai nạn giao thông hiện lên tới 85-87%. Điều này theo ông đồng nghĩa, mỗi năm, có khoảng 7.000 con người rời nhà bằng xe máy và vĩnh viễn không quay trở lại.
Với anh Bùi Thanh Tùng (Thanh Xuân, Hà Nội), việc cho ô tô vào danh sách "cần mua" từ cách đây vài năm thay vì tư duy "thừa tiền mới mua xe" như nhiều người lại bắt nguồn từ lí do sức khỏe rất sát sườn.
Suốt hai năm ròng rã, 3 người nhà anh ngày 2 lần phải chịu cảnh chen chúc gần chục cây số giữa khói và bụi để đi làm, đi học. Bé nhà anh 4 tuổi, vốn có đường hô hấp trên mẫn cảm, tháng nào anh cũng phải đưa con đi khám vì viêm mũi, viêm họng. Hai vợ chồng anh đã tính toán kỹ, vay thêm ngân hàng để mua một chiếc xe mới vừa tiền.
"Quan trọng là tần suất bị các bệnh viêm đường hô hấp của bé nhà tôi giảm đáng kể. Cả nhà lại có thêm thời gian, không gian yên tĩnh nói chuyện vui vẻ với nhau cả sáng và chiều, cảm giác gắn kết hơn rất nhiều. Đó chính là thứ quý giá mà trước đó chúng tôi không có", anh Tùng cho biết.
Việc mua xe theo anh lại càng thêm giá trị trong điều kiện dịch bệnh như vài tháng trở lại đây. Thỉnh thoảng, hai vợ chồng anh vẫn ra siêu thị mua đồ mà không cần lo lắng việc nhiều xe máy vô tư đỗ sát người khác. Thế nên, anh thừa nhận, trước đó dù có người bảo anh "sĩ diện" vì vay tiền mua ô tô nhưng anh vẫn bỏ ngoài tai. "Tới bây giờ, tôi mới thấy quyết định của mình chính xác đến từng đồng", người đàn ông nói.
Giải bài toán mua xe bằng... 2 bát phở mỗi ngày
Dưới góc độ tài chính, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) thừa nhận, nhiều người rất muốn mua xe nhưng e ngại việc không đủ tiền trả ngay, phải vay nợ, trả góp.
Điều này theo ông xuất phát từ những khó khăn của đời sống trước kia khiến nhiều gia đình có tư tưởng "liệu cơm gắp mắm, có bao nhiêu dùng bấy nhiêu". Cách nghĩ ấy khiến nhiều người quên đi bài toán tài chính đơn giản.
Ông lấy ví dụ về một chiếc xe có giá làm tròn là 400 triệu đồng. Nếu không đủ tiền trả một lần, người mua có thể thanh toán khoảng 30%, còn lại trả góp hàng tháng. Thời gian trả góp hiện cũng tạo điều kiện cho người dùng khi để thời gian 5-8 năm, tránh dồn gánh nặng hàng tháng cho các gia đình.
Xe VinFast Lux tại đại lý.
Vậy, tính ra, với số tiền trả góp khoảng 280 triệu đồng trong 5-8 năm, mỗi tháng người mua xe chỉ phải trả từ 2,9 đến 4,7 triệu đồng, tức là từ 96.000 đến 156.000 đồng/ngày. Con số này chưa tính hỗ trợ từ phía nhà sản xuất, bởi hiện tại có nơi có chương trình miễn lãi vay trong 2 năm đầu tiên.
"Nếu tổng thu nhập gia đình 20 triệu đồng một tháng mà bỏ 4 triệu đồng để trả góp là bình thường. Việc vay, trả góp là xu hướng ở nhiều nước từ rất lâu rồi", vị chuyên gia nói.
Theo ông, sắm một chiếc xe mới, dù qua trả góp, thực chất cũng là một cách tiết kiệm bởi người dùng không tốn nhiều chi phí để bảo dưỡng, sửa chữa như những chiếc xe cũ. Ngoài ra, xe đời mới thường tiết kiệm nhiên liệu hơn những chiếc xe cách đây cả chục năm, từ đó giảm gánh nặng chi phí cho người dùng.
Là người kinh doanh ô tô hơn chục năm nay, Duy Thái, chủ salon ô tô T.C (Thanh Xuân, Hà Nội) nhận xét, với một chiếc ô tô mới, trong vòng 5 năm, chủ xe "cứ lên xe là đi, không cần lo nghĩ". Việc mua xe cũ khi không rành về kỹ thuật, máy móc và những địa chỉ không uy tín có thể rủi ro và thực tế, số tiền bỏ ra để sửa chữa tân trang thậm chí có thể gần bằng một chiếc xe mới.
Góp thêm ý kiến, TS. Nguyễn Thị Thanh Hương (nguyên Chủ nhiệm Khoa Kế toán-Kiểm toán, Học viện Ngân hàng) cho rằng, những người trẻ tuổi hoàn toàn có thể tiêu dùng trước, trả góp dần bởi đây là đối tượng có nhiều thời gian trong độ tuổi lao động. Việc trả góp về bản chất là hưởng tiện nghi trước mà không cần chịu áp lực phải chi ra một khoản lớn ngay lập tức. Đặc biệt, theo TS. Hương, hiện một số doanh nghiệp lớn kết hợp ngân hàng có các gói vay trả góp giúp cả 3 bên cùng có lợi. Đó chính là điều kiện tốt để người Việt có cơ hội sở hữu những chiếc ô tô cho gia đình mình.
"Nếu ai cũng đợi tới khi tích lũy đủ mới hưởng thụ thì còn có sức khỏe để hưởng không?", TS Hương đặt ra câu hỏi./.
Trên thị trường, hiện tại VinFast là một trong những hãng xe có gói siêu ưu đãi tài chính tốt nhất thị trường với mức vay lên tới 70% giá trị xe, kỳ hạn tối đa 8 năm, miễn lãi trong hai năm đầu với tất cả các mẫu xe. Với chính sách này, khách hàng chỉ phải trả từ 4 triệu đồng/tháng để sở hữu xe Fadil, hoặc từ 7,5 triệu đồng/tháng cho xe Lux (kể từ năm thứ ba trở đi sẽ được bảo lãnh mức lãi suất tối đa 10,5%/năm). Đặc biệt, ngay trong tháng 5, khách mua xe VinFast sẽ được hưởng chính sách giá mới, giảm hàng trăm triệu đồng cho khách hàng thanh toán 100% và nhận xe từ ngày 5/5 đến 31/5/2020. Mức giá mới với Lux A2.0 chỉ từ hơn 896 triệu đồng, Lux SA2.0 từ 1,322 tỷ đồng và Fadil từ hơn 373 triệu đồng. Nếu mua trả góp, giá xe trong tháng 5 cũng chỉ từ 1,009 tỷ đồng cho Lux A2.0, từ 1,48 tỷ đồng cho Lux SA2.0 và từ 415 triệu đồng cho Fadil. |
Anh Quân (KenhTinXe.Com)