Là một người lái xe máy, việc đảm bảo an toàn nên là ưu tiên hàng đầu cho việc lựa chọn các thiết bị như quần áo bảo hộ, mũ bảo hiểm, miếng đệm đầu gối và ống chân, giày ủng và găng tay... Khi sử dụng các phụ kiện kể trên, trong trường hợp xảy ra tai nạn xe máy, giá trị của phụ kiện này có tác dụng giảm thiểu chấn thương.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tập trung vào thiết bị quan trọng nhất trong tất cả - mũ bảo hiểm. Tên gọi xuất phát từ mục đích phòng tránh vụ tai nạn đáng tiếc trong khi đi xe. Tuy nhiên, sự bảo vệ đó không tồn tại mãi mãi, vì vậy điều quan trọng là phải biết tuổi thọ của nó và khi nào cần thay thế để bảo vệ đầu của bạn.
Mũ bảo hiểm không có thời hạn sử dụng mãi mãi như nhiều người vẫn nghĩ
Mũ bảo hiểm xe máy có bốn thành phần cơ bản phối hợp với nhau để bảo vệ đầu của bạn: Vỏ ngoài; lớp lót hấp thụ bên trong, đệm lót và dây đeo cằm.
Thứ đầu tiên chúng ta nhìn thấy trên mũ bảo hiểm là Vỏ ngoài. Nó thường được làm từ vật liệu tổng hợp sợi hoặc polycarbonate. Đây là điểm tác động đầu tiên trong trường hợp xảy ra tai nạn và nhiệm vụ của nó là nén và phân tán năng lượng khỏi tác động đó để giảm bớt lực trước khi nó chạm vào đầu người lái.
Nên thay thế định kỳ 5 năm 1 lần cho vòng đời mũ bảo hiểm
Yếu tố thứ hai là lớp lót hấp thụ tác động bên trong. Mũ bảo hiểm tai nạn xe máy chính hãng được làm từ polystyrene mở rộng hoặc EPS. Đệm xốp dày đặc này giúp làm giảm lực trực tiếp vào đầu người sử dụng. Cả vỏ ngoài và lớp lót đều nén để lan truyền lực tác động khắp vật liệu mũ bảo hiểm. Lực tác động càng bị lệch hoặc giảm thì càng ít có khả năng chạm vào đầu bạn và gây sát thương.
Yếu tố thứ ba là đệm lót. Đó là lớp vải xốp mềm, đảm bảo mũ bảo hiểm vừa khít trên đầu bạn. Trong hầu hết các mũ bảo hiểm có sẵn trên thị trường, phần đệm có thể được lấy ra để làm sạch vì nó là lớp tiếp xúc trực tiếp với da của bạn. Mồ hôi, bụi bẩn, dầu trên mặt tích tụ ở đây, nên người dùng thường xuyên phải làm sạch bộ phận này.
Yếu tố thứ tư là dây đeo cằm. Nó cũng rất quan trọng vì nó sẽ giữ mũ bảo hiểm trên đầu của bạn trong trường hợp va chạm. Người dùng có thể iểm tra xem có vết nứt hoặc dấu hiệu cong vênh nào cho thấy đã đến lúc phải thay thế hay chưa.
Theo thời gian, các vật liệu này và chất kết dính giữ chúng lại với nhau xấu đi. Ví dụ, chất keo giữ cho vật liệu cao su được dán trên vỏ bị thoái hóa, vật liệu cao su trở nên không linh hoạt và bọt EPS bên trong vỏ trở nên giòn và không thể hấp thụ tác động. Điều tương tự với lớp vỏ bên ngoài, vì nó là nơi tiếp xúc nhiều nhất với ánh nắng mặt trời, mưa, bụi bẩn và mọi thứ khác.
Chính vì vậy, các chuyên gia xe máy khuyên rằng nên thay thế mũ bảo hiểm tai nạn xe máy cứ sau 5 năm một lần, ngay cả khi không nhìn thấy thiệt hại bằng mắt thường. Nếu mũ bảo hiểm của bạn bị rơi từ độ cao đáng kể như từ cầu thang, hãy xem xét thay thế nó vì lớp vỏ bên ngoài có thể đã phát triển các vết nứt siêu nhỏ có thể không nhìn thấy được, nhưng có thể khiến mũ bảo hiểm bị hỏng trong trường hợp xảy ra va chạm.