Trung Quốc làm gì khi bị áp thuế nhập khẩu xe điện lên tới 45,3% chính thức có hiệu lực

Ngoài việc tăng thuế các mặt hàng châu Âu nhập vào Trung Quốc, Bộ Thương mại nước này đã phát đi yêu cầu các hãng xe điện nước này tạm ngừng các kế hoạch đầu tư vào các thị trường châu Âu.

Sau khi Liên minh châu Âu (EU) áp thuế quan mới đối với xe điện Trung Quốc, mức thuế nhập khẩu sẽ phụ thuộc vào mức độ hợp tác của từng thương hiệu với cơ quan chức năng của EU. Cụ thể, Tập đoàn SAIC - công ty mẹ của thương hiệu MG - phải chịu mức thuế 35,3%, trong khi BYD và Geely lần lượt bị áp thuế 17% và 18,8%.

trung-quoc-lam-gi-khi-bi-ap-thue-nhap-khau-xe-dien-len-toi-45-3-chinh-thuc-co-hieu-luc

Đáp lại, Bộ Thương mại Trung Quốc đã yêu cầu các nhà sản xuất ô tô trong nước tạm dừng hoặc điều chỉnh kế hoạch đầu tư vào các quốc gia châu Âu ủng hộ chính sách thuế mới. Các nguồn tin cho biết Trung Quốc khuyến khích các nhà sản xuất chỉ đầu tư vào các nước bỏ phiếu chống tăng thuế và thận trọng khi đầu tư vào những quốc gia bỏ phiếu trắng.

Điều này có thể tác động xấu đến các quốc gia ủng hộ thuế như Pháp và Ý, hai nước đang tích cực thu hút các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc. SAIC, chẳng hạn, đã lên kế hoạch mở trung tâm phụ tùng tại Pháp cuối năm nay, trong khi các công ty Ý đang hợp tác với các hãng xe Trung Quốc như Chery và Dongfeng để thúc đẩy đầu tư vào Ý.

trung-quoc-lam-gi-khi-bi-ap-thue-nhap-khau-xe-dien-len-toi-45-3-chinh-thuc-co-hieu-luc

BYD là một trong những công ty ô tô Trung Quốc có chiến lược đầu tư cẩn trọng. Trước khi thông tin về việc áp thuế tăng cường được công bố, BYD đã cam kết xây dựng nhà máy tại Hungary, quốc gia đã bỏ phiếu chống lại chính sách thuế này. Vì vậy, có tin đồn rằng BYD đang cân nhắc chuyển trụ sở châu Âu từ Hà Lan sang Hungary để giảm thiểu tác động của thuế nhập khẩu mới.