Ô tô điện giá rẻ Trung Quốc ngày càng gây áp lực cho các nhà sản xuất châu Âu

Xe điện Trung Quốc với mẫu mã đa dạng, chi phí thấp, đang ngày càng gây áp lực cạnh tranh lớn cho các nhà sản xuất châu Âu.

Trong thị trường xe điện ngày càng phát triển, các hãng xe Trung Quốc đang gây áp lực cạnh tranh lớn đối với các đối thủ châu Âu.

Theo Giám đốc điều hành Renault, Luca de Meo: "Chúng ta phải thu hẹp khoảng cách về chi phí với một số hãng xe Trung Quốc đã bắt đầu làm xe điện từ rất sớm." Ông cho biết chỉ khi chi phí sản xuất giảm, thì giá bán mới giảm theo.

Với mục tiêu này, Renault dự kiến ra mắt mẫu xe 5 mẫu xe điện với mức giá rẻ hơn 25-30% so với các mẫu xe điện khác của hãng như Scenic và Megane từ năm 2024 tới.

Các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc bao gồm BYD, Nio và Xpeng đều đang nhắm tới thị trường xe điện châu Âu, một thị trường tiềm năng với doanh số tăng gần 55% trong 7 tháng đầu năm 2023 và chiếm khoảng 13% tổng doanh số toàn cầu.

Ô tô điện giá rẻ Trung Quốc ngày càng gây áp lực cho các nhà sản xuất châu Âu

Trong đó Xpeng đã lên kế hoạch mở rộng ra các thị trường châu Âu từ năm 2024, trong khi Leapmotor đã công bố 5 mẫu xe dành cho thị trường nước ngoài, bao gồm cả châu Âu, trong vòng 2 năm tới.

Theo công ty tư vấn ôtô Inovev, các thương hiệu Trung Quốc đã chiếm 8% thị phần xe điện mới bán ở châu Âu trong năm nay, tăng đáng kể so với mức 6% vào năm 2022 và 4% vào năm 2021.

Đáng chú ý, tại triển lãm ôtô quốc tế IAA Mobility diễn ra tại Munich, có 41% đơn vị tham gia có trụ sở chính ở châu Á, trong đó số lượng các thương hiệu Trung Quốc đã tăng gấp đôi. Ngoài các hãng xe như BYD, Xpeng, MG, Dongfeng, Geely… còn có các hãng sản xuất pin Trung Quốc như CATL, Eve Energy, Sunwoda Electronic cũng tham gia triển lãm, cùng với nhiều nhà cung ứng phần cứng và giải pháp lái xe thông minh.

Ô tô điện giá rẻ Trung Quốc ngày càng gây áp lực cho các nhà sản xuất châu Âu

Sụ xuất hiện của các thương hiệu Trung Quốc tại châu Âu làm dấy lên lo ngại về sự thống trị doanh số bán xe điện từ của các hãng xe này.

Hildegard Mueller, chủ tịch Hiệp hội công nghiệp ôtô Đức (VDA) đã lên tiếng rằng "Chúng tôi đang thua về năng lực cạnh tranh" đồng thời cho biết thêm rằng triển lãm ô tô Munich là minh chứng cho áp lực cạnh tranh quốc tế, khiến Đức phải đầu tư nhiều hơn trong điện khí hóa.

Theo các nhà nghiên cứu tại Jato Dynamics, một chiếc xe điện trung bình ở Trung Quốc có giá dưới 32.000 euro trong nửa đầu năm 2022 so với giá khoảng 56.000 euro ở châu Âu. Sự chênh lệch giá này tạo ra một lợi thế cạnh tranh cho các hãng xe Trung Quốc khi tiếp cận thị trường châu Âu.

Để đối phó với sự cạnh tranh này, các hãng xe châu Âu cũng đang nỗ lực giảm chi phí sản xuất và phát triển, để có thể cung cấp các mẫu xe điện giá rẻ hơn cho khách hàng. Ngoài ra, họ cũng đang tìm cách nâng cao chất lượng và hiệu suất của các sản phẩm để cạnh tranh với các hãng xe Trung Quốc.

Chủ tịch Xpeng Brian Gu cho biết mặc dù các nhà sản xuất ô tô châu Âu hiện đang tụt hậu so với Trung Quốc nhưng họ đã đưa ra "cam kết rất lớn" đối với xe điện thông qua quan hệ đối tác và đầu tư lớn vào công nghệ.

Gu nói: “Tôi sẽ không bao giờ đánh giá thấp những công ty lớn, họ đang cố gắng hết sức để quay lại và tập trung vào quá trình chuyển đổi quan trọng này”.

Nhà phân tích ngành ô tô Ferdinand Dudenhoeffer cho biết người Trung Quốc là "nhà vô địch thế giới" trong việc sản xuất pin, loại pin có thể chiếm tới 40% chi phí của xe điện.

Dudenhoeffer nói thêm rằng các nhà sản xuất pin Trung Quốc thành lập ở Đức đang giúp giảm chi phí xe điện.

(Theo Reuters)