Rất nhiều hãng xe trên thị trường phát triển và sở hữu cho riêng mình hệ thống theo dõi tình trạng người lái. Hệ thống này được sử dụng nhằm phát hiện người lái không ngủ gật hay xao nhãng trong quá trình cầm lái, từ đó nhắc nhở họ tập trung trở lại để tránh gây ra tai nạn đáng tiếc.
Tuy nhiên, theo IIHS, Viện Bảo hiểm An toàn Đường cao tốc Mỹ, hệ thống này trên ô tô hoạt động không hiệu quả ngoại trừ trên Lexus. IIHS đã thử 14 hệ thống tới từ 9 thương hiệu khác nhau và chỉ Lexus Teammate đạt điểm Chấp nhận được (Acceptable). 2 trong số còn lại đạt điểm vừa đủ còn 11 đạt điểm kém.
Các thương hiệu ngoài Lexus có hệ thống theo dõi tình trạng người lái được IIHS thử nghiệm bao gồm BMW, Ford, GM, Genesis, Mercedes-Benz, Nissan, Tesla và Volvo. Theo nhận định từ IIHS, chúng "đều không có đủ các biện pháp cần thiết để tránh người lái mất tập trung".
Với một số thương hiệu, hệ thống của họ không phát hiện được tình trạng xao nhãng. Một số khác thì có cảnh báo không đủ mạnh. Một số thì phát hiện sai phạm nhưng thậm chí không đưa ra cảnh báo và thậm chí còn cho phép người lái tháo dây an toàn sau khi kích hoạt tính năng tự lái trên cao tốc.
Ngoài ra, tổ chức này cho rằng một số thao tác nên được thực hiện chỉ bởi người lái chứ không bởi hệ thống hỗ trợ tự lái, ví dụ như chuyển làn.
Theo IIHS, các hãng xe cần thật sự mạnh tay để tránh tình trạng xao nhãng khi cầm lái. Họ lấy ví dụ rằng nếu người lái không nghe theo cảnh báo sau 35 giây, xe sẽ tự động chậm lại. Nếu vẫn phớt lờ hệ thống, tính năng tự lái trên cao tốc sẽ bị vô hiệu hóa và không thể kích hoạt lại. Đồng thời điểm đó, những tin nhắn liên hệ sẽ được gửi đi để gọi cứu hộ.
Dù Lexus là thương hiệu duy nhất có hệ thống theo dõi người lái đạt chuẩn chấp nhận được, đây vẫn chưa phải hệ thống "tốt" vì thiếu toàn diện. Chúng vẫn thiếu đi quy trình gọi cứu hộ như nhắc tới phía trên (chỉ GM có). IIHS cũng hối thúc các thương hiệu hoàn thiện sớm nhất hệ thống của mình vì xao nhãng khi cầm lái là một trong những nguyên nhân thường xuyên.