Đàm phán không thành công, châu Âu chính thức tăng thuế xe điện Trung Quốc

Sau các cuộc đàm phàn không đạt được thỏa thuận giữa các bên, liên minh châu Âu - EU chính thức áp thuế xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc đồng thời nước này cũng đã có những phản ứng mạnh mẽ.

Hơn một năm sau khi Liên minh châu Âu (EU) tiến hành điều tra xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc, Ủy ban Châu Âu (EC) đã chính thức áp thuế bổ sung nhằm bảo vệ ngành công nghiệp xe điện nội địa trước làn sóng xe điện giá rẻ.

dam-phan-khong-thanh-cong-chau-au-chinh-thuc-tang-thue-xe-dien-trung-quoc

Kể từ ngày 30/10, các hãng xe điện Trung Quốc nhập khẩu vào châu Âu phải chịu mức thuế bổ sung từ 7,8% đến 35,3% tùy thuộc vào mức độ hợp tác với cuộc điều tra của EU, cùng với thuế nhập khẩu hiện hành 10%. Điều này đẩy mức thuế tối đa lên tới 45,3%, gây áp lực lớn cho các nhà sản xuất Trung Quốc như BYD, Geely, và SAIC, vốn đang tìm cách mở rộng vào thị trường châu Âu.

Quyết định của EC được đưa ra sau khi đàm phán với Trung Quốc không đạt kết quả, trong bối cảnh các hãng xe châu Âu như Mercedes-Benz, BMW, và Skoda lo ngại về các biện pháp trả đũa từ Bắc Kinh, có thể ảnh hưởng đến doanh số tại Trung Quốc, thị trường quan trọng của họ.

dam-phan-khong-thanh-cong-chau-au-chinh-thuc-tang-thue-xe-dien-trung-quoc

Bộ Thương mại Trung Quốc không đồng tình với quyết định này và tuyên bố sẽ bảo vệ lợi ích của các công ty trong nước, dự kiến khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ngoài ra Trung Quốc có thể áp dụng biện pháp trả đũa với hàng hóa châu Âu nhập khẩu vào nước này, bao gồm sữa, thịt heo và rượu mạnh, cũng như ôtô.

Các nhà phân tích cho rằng động thái áp thuế của EU có thể làm gia tăng căng thẳng thương mại giữa hai bên, với khả năng Trung Quốc sẽ trả đũa bằng cách áp thuế lên hàng hóa châu Âu như sữa, thịt heo, và rượu mạnh. Trong khi đó, cả hai bên vẫn đang tìm kiếm giải pháp đối thoại thay thế, bao gồm khả năng các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc cam kết về giá bán tối thiểu hoặc đầu tư vào châu Âu.