Ngành công nghiệp xe hơi của Trung Quốc trong khoảng một thập kỷ trở lại đây đã phát triển từ thế mạnh này sang thế mạnh khác, với nhiều công ty Trung Quốc mua lại các thương hiệu tiếng tăm như Volvo, Lotus và MG. Các công ty "cây nhà lá vườn" của nước này cũng đang tung ra những mẫu xe có tính cạnh tranh cao, đặc biệt là trong thị trường xe điện, nơi các thương hiệu như NIO nhanh chóng mở rộng sang châu Âu và phần còn lại của châu Á. Thật không may, ngành công nghiệp này vẫn còn vướng mắc một số vấn đề đã phát triển trong giai đoạn sơ khai, và một trong những vấn đề đó là xe sao chép.
Các công ty Trung Quốc đã trở nên nổi tiếng với việc ăn cắp các mô hình của phương Tây và Nhật Bản, cung cấp các thiết kế tương tự với giá rẻ hơn và chất lượng thấp hơn. Dưới đây là mười trong số những sản phẩm sao chép trắng trợn nhất đến từ Trung Quốc.
10. Shuanghuan Noble (Smart Fortwo)
Shuanghuan Noble.
Smart Fortwo.
Một số công ty Trung Quốc thường cố gắng che giấu các chi tiết thiết kế "tham khảo" từ thương hiệu lớn, nhưng Shuanghuan đã làm hoàn toàn ngược lại với chiếc xe đô thị Noble. Phần lớn ngoại thất xe đều được làm giống như chiếc Smart Fortwo mặc dù công ty này không có bất kỳ liên kết nào với thương hiệu Anh. Phần khẩu hiệu "Smarter... than the rest!" gắn trên chiếc Noble càng khiến hành vi này lộ liễu hơn.
9. Geely GE (Rolls-Royce Phantom)
Geely hiện là một tập đoàn khá nổi tiếng, sở hữu cả Volvo và Lotus. Tuy nhiên, vào năm 2009, họ đã phải đối mặt với làn sóng tranh cãi của dư luận sau khi trình làng Geely GE, chiếc xe nhanh chóng được mệnh danh là "Rolls-Royce nhái".
Geely GE.
Mặc dù hãng xe phủ nhận rằng họ sao chép Rolls-Royce, nhưng thật khó để tin được một nhà thiết kế nào lại có thể vô tình đưa ra một thiết kế tương tự như vậy. Tuy nhiên, phần đầu xe và tỷ lệ kích thước có phần vô lý là điều dễ nhận ra khi trông thấy nó.
Rolls-Royce Phantom.
8. Youxia X (Tesla Model S)
Khi Youxia Motors đang tìm kiếm nguồn cảm hứng thiết kế cho chiếc xe điện gần đây, có vẻ như hãng đã nhìn thấy một bức ảnh của Tesla Model S và quyết định rằng sẽ làm khác một chút đi với một lưới tản nhiệt giả màu đen có kích thước kỳ lạ.
Youxia X.
Họ thậm chí sao chép tên chiếc SUV của Tesla cũng như kiểu dáng của chiếc sedan thương hiệu Mỹ. Theo tạp chí Forbes, Giám đốc điều hành của công ty Youxia cho biết thiết kế của chiếc xe đến với ông trong mơ.
Tesla Model S.
7. CH Auto Lithia (Audi R8)
Không bằng lòng với việc chỉ sản xuất xe ô tô hạng phổ thông và xe điện, một công ty khởi nghiệp của Trung Quốc có tên là CH Auto đã cho ra mắt một mẫu xe thể thao vào năm 2012 trông rất giống một chiếc Audi R8. Nó là một trong những bản sao trông đẹp hơn phiên bản gốc, nhưng hiệu suất của Lithia thì thua xa so với R8.
CH Auto Lithia.
CH Auto Lithia đi kèm với một động cơ điện và pin lithium-ion giúp chiếc xe có phạm vi hoạt động 93 dặm (khoảng 149,6 km). Tổng công suất đầu ra của nó chính thức được công bố là 201 mã lực, không đạt được tỷ lệ mong muốn khi so với trọng lượng xe.
Audi R8.
6. Dojo Pioneer (Aston Martin Cygnet)
Dojo Pioneer.
Aston Martin Cygnet.
Aston Martin Cygnet không phải là mẫu xe được ưa thích nhưng vẫn có một hãng xe châu Á Dojo "nhái" thiết kế bằng chiếc Pineer. Sự khác biệt lớn nhất giữa hai mẫu xe là chiếc đến từ Trung Quốc có phần nội thất sang trọng hơn. Tuy nhiên, cả hai mẫu xe đều bị từ chối sở hữu từ nhiều nhà sưu tầm nổi tiếng.
5. Weikerui V7 (Volkswagen Up)
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, thật khó thể phân biệt V7 và sản phẩm bán chạy nhất của Volkswagen nếu chỉ thoạt nhìn qua. Ngay cả phần logo cũng bị "xé" một cách vụng về, logo chữ W thay vì chữ VW đúng nghĩa.
Weikerui V7.
Giống là thế tuy nhiên không ai sẽ bị lừa bởi Weikerui ngay khi họ ngồi vào bên trong xe. Nó được làm từ những vật liệu rẻ nhất có thể với các tính năng tối thiểu để giữ giá bán lẻ ở mức thấp nhất, tương phản rõ nét với nội thất tiện nghi của Up.
4. Shuanghuan CEO (BMW X5 E53)
Shuanghuan đã sản xuất chiếc SUV giá rẻ của họ bằng cách "dựa theo" thiết kế của BMW X5 E53. Sự khác biệt duy nhất là phần biển số của CEO thấp hơn, còn lại chúng khá giống nhau về thiết kế.
Shuanghuan CEO.
Thông thường, các nhà sản xuất ô tô toàn cầu không để ý những sản phẩm "nhái" từ Trung Quốc, nhưng CEO đã thu hút sự chú ý của BMW và họ đã kiện Shuanghuan vi phạm thiết kế thành công. Chiếc xe này sau đó đã bị cấm ở Đức.
3. Suzhou Eagle Carrie (Porsche 718 Cayman)
Suzhou Eagle Carrie.
Suzhou Eagle Carrie là sự kết hợp thô kệch giữa thiết kế của Porsche và Ferrari. Hình dạng tổng thể và phần sau của chiếc xe gần giống với Porsche Cayman, mặc dù được làm từ nhựa rẻ tiền.
2. Geely Merrie 300 (Mercedes-Benz C-Class)
Nhìn từ xa, có thể khó nhận ra sự khác biệt giữa mặt trước của Geely Merrie 300 và Mercedes C Class, nhưng khi lại gần, mọi thứ bắt đầu khác đi rất nhiều. Phần còn lại của Geely giống với một chiếc sedan hạng phổ thông hơn là bất cứ thứ gì được sản xuất từ một nhà sản xuất ô tô cao cấp của Đức.
Geely Merrie 300.
Mặc dù vậy, thật không thể tin được là Geely không phải đối mặt với bất kỳ hậu quả nào. Điều đó phần lớn là do luật bản quyền gần như không tồn tại của Trung Quốc, khiến việc truy tố các công ty ăn cắp tài sản thiết kế như thế này trở nên rất khó khăn.
1. Land Wind X7 (Range Rover Evoque)
Land Wind X7 là một trong số rất ít trường hợp chủ sở hữu bản quyền gốc đã đưa tác phẩm "nhái" ra tòa và giành chiến thắng. Jaguar Land Rover đã đưa Land Wind ra xét xử ở Trung Quốc vì hành vi vi phạm thiết kế của Range Rover, và sau nhiều tháng tranh luận về vụ việc, một thẩm phán đã quyết định khiếu nại của thương hiệu Anh là hợp lệ.
Land Wind X7.
Thẩm phán phát hiện ra rằng 5 yếu tố thiết kế độc đáo đã bị sao chép và do đó X7 trở nên bất hợp pháp. Chiếc xe "nhái" đã được yêu cầu ngừng bán ngay lập tức và Land Wind được lệnh phải bồi thường cho Land Rover. Phải mất rất nhiều thời gian để tòa án Trung Quốc ra phán quyết có lợi cho hành vi vi phạm bản quyền, nhưng vụ việc của Land Rover đã chứng minh rằng điều đó có thể làm được.
Nguồn: https://tienphong.vn/nhung-mau-xe-trung-quoc-nhai-thuong-hieu-lon-post1407227.tpoNguồn: https://tienphong.vn/nhung-mau-xe-trung-quoc-nhai-thuong-hieu-lon-post1407227.tpo