Cầu treo "made in China" khiến người dùng đứng tim mỗi khi có gió lớn

Các chuyên gia Trung Quốc cho biết vấn đề cầu rung lắc vì gió là "hoàn toàn bình thường"?
Cầu treo

Cả nhà cao tầng và cầu đều được thiết kế để di chuyển (một phần) cùng với gió để hạn chế các ảnh hưởng lâu dài có thể giảm tuổi thọ của chúng, tuy nhiên "cuốn theo chiều gió" tới mức như cầu Humen đặt tại Quảng Đông, Trung Quốc thì là chuyện gần như chưa có tiền lệ.

Cụ thể, chiếc cầu treo này đã buộc phải ngừng hoạt động tạm thời vào thứ 3 sau khi yếu tố rung lắc được thể hiện rõ rệt và có thể quan sát được bằng mắt thường. Nhiều người không ngần ngại gọi Humen là "cầu nhựa" khi chứng kiến cầu di chuyển nhấp nhô gợn sóng không kém mặt sông bên dưới dù được chế tạo bằng xi măng và kim loại theo tiêu chuẩn thông thường.

Cầu treo “made in China” khiến người dùng đứng tim mỗi khi có gió lớn

Theo Taiwan News, chính quyền địa phương cho biết "làn sóng" tạo ra bởi cầu là do gió quá to, đồng thời các "chuyên gia" trong khu vực cũng cho biết mức chuyển động trên nằm trong khuôn khổ cho phép và không gây nguy hiểm. Các kỹ sư chịu trách nhiệm thi công cầu cũng cho biết đã xuống kiểm tra và không tìm thấy dấu hiệu cho thấy cấu trúc chính của cầu bị ảnh hưởng.

Dù vậy, người dân địa phương có vẻ như không tin tưởng vào chiếc cầu lượn sóng dài 3,5 km nối liền Quảng Đông và Đông Hoản này bởi đây là hiện tượng họ chưa từng gặp từ khi cầu được đưa vào sử dụng vào 1997.

Thực tế trong lịch sử cũng từng chứng kiến một chiếc cầu treo có dấu hiệu rung lắc dữ dội như Humen là cầu Tacoma Narrows tại Washington. Chỉ 2 năm sau khi hiện tượng rung lắc xuất hiện, kết cấu cầu đã bị phá hủy hoàn toàn dẫn tới sụp đổ toàn diện vào năm 1940.

Cầu Tacoma Narrows sụp đổ

Tham khảo: The Drive