VinFast VF8 chinh phục Hà Giang: Đi gần 1.000 km chỉ tốn 500 nghìn đồng

Tổng kết hành trình cả đi và về, VinFast VF8 đã đi gần 1.000 km, chi phí chỉ tốn có hơn 500 nghìn đồng, hiệu suất vượt xa công bố của nhà sản xuất
VinFast VF8 chinh phục Hà Giang: Đi gần 1.000 km chỉ tốn 500 nghìn đồng

Tổng kết hành trình di chuyển Hà Nội - Hà Giang, tổng quãng đường chúng tôi di chuyển được là 950km trong 3 ngày, lượng điện phải bổ sung là 142 kw tính theo 2 đồng hồ, 1 là tại trụ sạc và 2 lần sạc nhờ. Ngoài lượng pin ban đầu đã sạc đầy, tổng chi phí thực tế cho 3 lần sạc khoảng hơn 500 nghìn đồng, tính ra chỉ 500 đồng/km.

Còn về hiệu suất pin xe, tổng dung lượng pin tiêu hao khoảng 218% pin, tính ra trung bình trong gần 1.000 km chinh phục cực Bắc của Tổ quốc, chúng tôi đạt được hiệu suất di chuyển khoảng 4,36 km hết 1% pin. Có thể thấy, con số thực tế vượt xa công bố của nhà sản xuất trong điều kiện có 3 người lớn trên xe, điều hòa theo nhu cầu và khoảng 1/3 toàn hành trình là đường đèo dốc.

Điều này cho thấy là con số công bố 400 km theo tiêu chuẩn WLTP mà nhà sản xuất là ngưỡng họ thử theo chuẩn châu Âu trong 1 điều kiện cố định, còn thực tế nếu đi chân to sẽ không đạt được số công bố, đi chân mềm có thể vượt khá xa.

Tính riêng hành trình đường đồi núi từ TP. Hà giang lên Đồng văn, và khám phá Lũng Cú, đèo Mã Phì Lèng rồi quay trở lại chúng tôi di chuyển tổng 364 km, tốn 101% pin, nghĩa là 1% đi 3,6 km với 4 người lớn và di chuyển bình thường không để ý tới hiệu suất tiêu thụ điện, tốc độ trung bình khoảng 30 km/h. Nếu các bạn còn nhớ ở video đầu tiên sau khi nhận VF8 thì hiệu suất này đúng bằng lúc chúng tôi di chuyển 2 người trên đại lộ Thăng Long với tốc độ trung bình gần 80km/h.

Trong khi đó, đường lên Đồng Văn chủ yếu là lên dốc thì hiệu suất là 3,16 km tốn 1% pin, chiều về thì xuống dốc thu hồi năng lượng nhiều nên hiệu suất 4,71 km, trung bình cả đi về là 3,6 km. Việc thu hồi năng lượng để tạo pin ở hành trình này cũng có sự khác biệt, có vài lần khi xuống dốc cao, % pin nạp được nhảy cú đúp 2% mỗi lần.

VinFast VF8 chinh phục Hà Giang: Đi gần 1.000 km chỉ tốn 500 nghìn đồng

Còn riêng hành trình Hà Nội – TP Hà Giang và ngược lại tổng quãng đường di chuyển được là 582 km, tốn 117% pin, trung bình 4,97 km hết 1% pin.

Chiều đi quãng đường di chuyển được là 296 km, hiệu suất là 5km 1% pin, chiều về mặc dù không để ý hiệu suất, đi trời tối vẫn đạt 4,93 km 1% pin. Điểm thuận lợi hơn chút so với chiều đi là chiều về không bị tắc đường lần nào. Ngoài ra, chiều về tôi đi chuẩn đường hơn, đi cao tốc ít hơn nên quãng đường rút ngắn 10km xuống còn 286 km.

Xe VinFast VF8 có 2 chế độ lái là Tiết kiệm và Bình thường với bản Eco, bản Plus có thêm chế độ lái Sport thể thao. Mỗi người có thể lựa chọn chế độ lái theo thói quen sử dụng và điều kiện địa hình. Các chế độ này chỉ khác nhau ở mức điện tiêu hao chứ không liên quan đến mức thu hồi năng lượng, trong đó Tiết kiệm Eco là thấp nhất và Thể thao Sport là cao nhất.

Mặt khác, xe có 2 chế độ thu hồi năng lượng là thấp và cao, tương ứng với việc dùng quán tính và phanh để tạo ra điện ít hay nhiều.

Như thông tin chúng tôi chia sẻ, VinFast VF8 có khả năng di chuyển 500 km một lần sạc, nhiều người cho rằng chế độ Eco ở xe E34 và Eco kết hợp với thu hồi năng lượng cao sẽ tiết kiệm được nhiều điện và đi được quãng đường xa nhất. Tuy nhiên thực tế cho thấy đây không phải là cách đi tối ưu quãng đường. Muốn đi xa, cần đi chế độ Thoải mái với e34 và Eco kết hợp với thu hồi năng lượng thấp trên VF8. Khi đó, quán tính của xe đi đường bằng sẽ cao nhất, nhờ đó quãng đường di chuyển sẽ dài nhất.

Do đặc thù đường đồi núi lên xuống dốc nhiều và đôi khi dốc cao, nên thông thường chúng ta sẽ cần đi chế độ Eco cùng thu hồi năng lượng cao

Để đảm bảo an toàn chiều xuống dốc như từ Đồng văn về lại TP Hà Giang, bắt buộc phải đi chế độ Eco. Lúc này điểm yếu của Eco thu hồi cao khi đi đường bằng lại là điểm mạnh khi đi đường đồi núi. Tận dụng quán tính trôi của xe, chế độ này sẽ tạo ra nguồn điện mới mà càng dốc thì pin càng nạp được nhiều. Nhưng quan trọng hơn cả, khi để thu hồi cao, xe sẽ tận dụng quán tính cao nhất nên không khác gì liên tục bị ghì lại.

Nếu ở đường bằng chế độ này sẽ rất say và không hiệu quả, nhưng ở đường dốc, điều này nó lại như một cái phanh liên tục hoạt động như phanh bằng số của xe xăng dầu nhưng khá êm ái và mượt, vừa tạo ra nhiều điện, vừa an toàn. Lúc đó lái xe sẽ không phải rà phanh chân liên tục mà chỉ phanh khi cần thiết, vừa nhàn vừa tránh được hiện tượng phanh quá nhiều.

Cũng như xe xăng dầu, khi đi đường đồi núi, do đường hẹp, chúng ta phải đi chậm để luôn bám theo làn của mình, lấn làn rất dễ gây tai nạn với xe đi ngược chiều. Ngoài ra, ở nhiều góc cua khuất, việc sử dụng thêm còi là hợp lý để báo hiệu cho phương tiện ngược chiều nếu có.

Riêng việc đi buổi tối thì hạn chế sử dụng còi vì đã có đèn, nhưng bạn nên hạ kính trước để tăng tầm quan sát. Góc chữ A của xe VF8 tôi thấy vẫn khá lớn, lại có gương hậu chiếm 1 phần diện tích nên tầm quan sát bị hạn chế cực nhiều khi vào những khúc cua.